Tỷ giá Euro hôm nay 2/3/2024: Euro có xu hướng giảm sau khi tăng liên tiếp 2 phiên, giá bán cao nhất 27.655 VND/EUR

Tỷ giá Euro hôm nay 2/3/2024, giá EUR/VND, giá Euro trên thế giới tăng giá. Trong nước, giá Euro tăng giảm trái chiều giữa các kênh,nơi bán cao nhất 27.655 VND.

Mục lục

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng cập nhật lúc 9h30 ngày 2/3/2024
Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 2/3/2024
Trên thị trường chợ giá, tỷ giá Euro chợ giá tính đến sáng nay (ngày 2/3/2024) như sau:
Tỷ giá Euro hôm nay ngày 2/3/2024 trên thị trường thế giới

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng cập nhật lúc 9h30 ngày 2/3/2024

Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 2/3/2024

Tỷ giá EUR/VND hôm nay (ngày 2/3) lúc 9h sáng được Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước công bố ở mức mua vào và bán ra là 24.656 - 27.251 VND/EUR.

Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá tính chéo của VND/EUR áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 29/2/2024 đến ngày 6/3/2024 là 25.980,85 VND/EUR, giữ đà tăng 46,82 VND/EUR so với kỳ điều hành trước.

Tỷ giá Euro Vietcombank hôm nay 2/3/2024 mua vào tiền mặt là 25.964,86 VND/EUR, bán ra tiền mặt là 27.389,87 VND/EUR. Đảo chiều tăng nhẹ 3,86 VND/EUR chiều mua và tăng 4,09VND/EUR chiều bán so với phiên trước.

Giá Euro hôm nay được các ngân hàng niêm yết tăng, giảm trái chiều so với phiên trước. Các ngân hàng mua tiền mặt trong khoảng từ 25.800 - 26.403 VND/USD, còn giá bán tiền mặt duy trì trong phạm vi 26.470 - 27.655 VND/EUR.

Cụ thể, đối với chiều mua tiền mặt, Ngân hàng Đông Á mua Euro với giá thấp nhất là 25.800 VND/EUR. Còn Ngân hàng MSB đang mua tiền mặt Euro với giá cao nhất là 26.403 VND/EUR.

Đối với chuyển khoản, Ngân hàng Đông Á đang mua Euro với giá thấp nhất 25.920 VND/EUR. Còn Ngân hàng OCB đang mua chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 26.488 VND/EUR.

Đối với chiều bán tiền mặt, Ngân hàng Đông Á đang bán Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Trong khi đó, Ngân hàng OCB đang bán tiền mặt Euro với giá cao nhất là 27.655VND/EUR.

Hiện Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Còn Ngân hàng MB đang bán chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 27.500 VND/EUR.

Trong khi đó, tỷ giá trung bình tính đến 9h sáng 2/3/2024 được tổng hợp từ 40 ngân hàng trong nước là 1 EUR = 26.588,33 VND.

Trên thị trường "chợ giá", tỷ giá Euro chợ giá tính đến sáng nay (ngày 2/3/2024) như sau:

Đơn vị: đồng

Hôm nay 2/3/2024 (9h sáng), khảo sát tại thị trường chợ giá cho thấy đồng Euro tăng giá so với phiên trước, tỷ giá Euro chợ giá mua vào là 27.240,79 VND/EUR, bán ra là 27.340,49 VND/EUR, tăng 43,09 VND/EUR chiều mua và tăng 43,1 VND/EUR chiều bán.

Ở Hà Nội, phố đổi ngoại tệ lớn nhất Hà Nội giúp bạn có thể đổi được rất nhiều loại ngoại tệ chính là phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm). Tại phố đổi ngoại tệ Hà Trung, bạn có thể đổi các loại tiền tệ ngoại tệ phổ biến trên thị trường hiện nay như USD (đô la Mỹ), EUR (Euro), Yen (đồng Yên Nhật), Won (đồng Won Hàn Quốc)… và nhiều loại tiền tệ khác.

Tuy nhiên, việc đổi tiền tại các phố ngoại tệ này cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tỷ giá Euro hôm nay ngày 2/3/2024 trên thị trường thế giới

Diễn biến tỷ giá Euro trên thị trường thế giới cho thấy, chỉ số EUR/USD hiện đang ở mức 1.0837, tăng 0.0034 điểm, tương đương 0.31% so với phiên trước.

Diễn biến tỷ giá EUR/USD trên thị trường thế giới (Nguồn: CNBC)

Diễn biến tỷ giá EUR/USD trên thị trường thế giới (Nguồn: CNBC)

Đồng Euro hôm nay tăng giá. Trang affarinternazionali.it đăng bài phân tích về rủi ro và thách thức đối với các nền kinh tế thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), trích từ báo cáo dự báo của Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể như sau:

Trong danh sách những rủi ro tiềm ẩn từ xu hướng tăng trưởng kinh tế yếu kém của Eurozone được thể hiện trong báo cáo dự báo mùa Đông của Ủy ban châu Âu, những rủi ro rõ ràng xuất phát từ các cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông đều được liệt kê.

Người ta chỉ ra rằng khi những căng thẳng địa chính trị này trở nên tồi tệ hơn, chúng sẽ "làm cán cân rủi ro nghiêng về những kết quả bất lợi hơn". Các chuyên gia kinh tế của Brussels đã đề cập đến thực tế rằng năm 2024 sẽ là một năm có ý nghĩa lịch sử đối với số lượng lớn cử tri trên toàn thế giới với hàng chục cuộc bầu cử diễn ra nên "sự bất ổn chính trị sẽ đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư".

Thông điệp chung từ Brussels là sự lạc quan vừa phải về Eurozone. Năm nay, khu vực này được cho là sẽ tăng trưởng 0,8% sau khi đạt mức tăng trưởng 0,5% vào năm 2023. Đến năm 2025, con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 1,5%.

Báo cáo dự báo của EU viết: "Phục hồi tăng trưởng diễn ra chậm trong bối cảnh lạm phát giảm nhanh hơn". Đối với EU, những rủi ro nội bộ đều cân bằng. Tuy nhiên, từ các số liệu báo cáo, có một vấn đề đang trở nên nghiêm trọng ở châu Âu đó là suy thoái kéo dài của kinh tế Đức. Năm ngoái, kinh tế Đức đã suy thoái. Năm nay, Đức sẽ là quốc gia tăng trưởng ít nhất trong khu vực đồng euro.

Xu hướng tăng trưởng trì trệ ở khu vực đồng euro trong quý IV/2023 phần lớn là do sự suy thoái ở Đức. Ở Đức (và cả ở Pháp), tỷ lệ phá sản đã vượt quá mức trước đại dịch, các gia đình mất sức mua, chi phí xây dựng và tài chính cao, cũng như tình trạng thiếu lao động và giá năng lượng cao. Những điều này đã làm giảm đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng và sử dụng nhiều năng lượng.

Tình trạng thiếu lao động tiếp tục là điểm nghẽn đối với doanh nghiệp, trong khi sự phục hồi nhờ thương mại được đánh giá là "không thể xảy ra". Cuối cùng, chính sách ngân sách hạn chế hơn do tuân thủ "phanh nợ" sẽ có tác động làm suy giảm triển vọng tăng trưởng ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, tia hy vọng được lóe lên từ triển vọng giảm lãi suất. Tuy nhiên, đây lại là một nghịch lý đối với nước Đức vốn có chính sách tiền tệ khắt khe.

Tất cả những điều này đang cho thấy rằng những điều kiện tiên quyết, vốn giúp kinh tế Đức chiếm ưu thế, dường như đã biến mất. Việc hãng sản xuất ô tô BYD gần đây đã vượt qua tập đoàn Volkswagen về doanh số bán ô tô ở Trung Quốc là một cú sốc. Đối mặt với những dữ liệu kinh tế tiêu cực như vậy nhưng Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã thẳng thắn nói rằng đất nước chỉ cần "một ly cà phê" để thức tỉnh.

Đối với nhà kinh tế Marcel Fratzscher (DIW của Berlin), những khó khăn là rất sâu sắc, "một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đã phủ bóng lên triển vọng kinh tế và đè nặng lên tâm lý kinh tế". Không chỉ vậy, hệ thống liên bang phức tạp của Đức, được biết đến với cơ chế kiểm tra và cân bằng mạnh mẽ, được thiết kế để củng cố các nguyên tắc dân chủ và ưu tiên sự ổn định hơn tốc độ và tính linh hoạt, đang gây căng thẳng cho nền kinh tế.

Một nước Đức trì trệ từ quý này sang quý khác là điều đáng quan ngại đối với các nước Trung Âu (Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia là nền tảng thực sự cho ngành sản xuất của Đức) và cả Italy với nhiều ngành công nghiệp có mối liên hệ mật thiết với Đức (chỉ lấy một ví dụ, 1/5 linh kiện của ô tô Đức đến từ Italy).

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi gần đây đã chỉ ra rằng "các mô hình kinh doanh dựa trên thặng dư thương mại lớn có thể không còn bền vững về mặt chính trị. Các quốc gia muốn tiếp tục xuất khẩu hàng hóa có thể phải sẵn sàng nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ khác để có được quyền này hoặc phải đối mặt với các biện pháp đáp trả gia tăng".

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Lê Na

Lê Na

Theo congthuong.vn

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/ty-gia-euro-hom-nay-2-3-2024-euro-co-xu-huong-giam-sau-khi-tang-lien-tiep-2-phien-gia-ban-cao-nhat-27-655-vnd-eur-200245.html