Úc cương quyết từ chối cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
c, quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt lớn, đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc đưa ra các mục tiêu giảm phát thải trước hội nghị khí hậu Liên hợp quốc COP26 vào tháng 11 tại Scotland.
Thủ tướng Úc Scott Morrison đã từ chối cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch khi một cuộc hội thảo lớn về khí hậu tiếp cận, trong khi cấp phó của ông đã cũng tiếp tục phản đối với các mục tiêu về không phát thải khí nhà kính.
Mỏ than tại cảng Newcastle ở Newcastle, New South Wales, Úc, vào ngày 12 tháng 10 năm 2020. Ảnh: Getty Images.
Úc, quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt lớn, đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc đưa ra các mục tiêu giảm phát thải trước hội nghị khí hậu Liên hợp quốc COP26 vào tháng 11 tại Scotland.
Vào thứ 6 tuần qua, quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kêu gọi Úc cần đặt mục tiêu “có thời hạn” để đạt được mức phát thải ròng bằng 0, khi thủ quỹ của nước này cảnh báo rằng Úc sẽ phải gánh chịu chi phí đi vay cao hơn nhiều nếu không cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như nhiều quốc gia lớn trên thế giới đã làm.
Trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông Úc sau hội nghị thượng đỉnh ở Washington, Thủ tướng Morrison cho biết chính phủ của ông vẫn đang làm việc với các kế hoạch phát thải, và từ chối cam kết hạn chế nhiên liệu hóa thạch – một sản phẩm chiếm phần chính trong doanh thu xuất khẩu của Úc.
Ông ấy nói với đài truyền hình SBS trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào tối thứ 7 vừa qua rằng ông không sẵn sàng để rút lại bất kỳ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch nào ngay lập tức.
Ông nói: “Chúng tôi không cần phải làm như vậy, bởi vì sự thay đổi đó sẽ diễn ra theo thời gian. Chúng tôi đang nghiên cứu về các công nghệ và nhiên liệu chuyển đổi cũng như những công nghệ tối tân sẽ tồn tại trong vòng 20, 30 năm tới có thể giúp chúng tôi đạt đến con số phát thải ròng bằng 0 ... Điều này sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.”
Morrison, người có khẩu hiệu chủ yếu là “công nghệ không phải thuế”, là một phần của chính phủ đã phá hủy kế hoạch định giá carbon sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2013 trong khi phản đối cơ chế thuế.
Phó thủ tướng của ông, người hoài nghi về biến đổi khí hậu, Barnaby Joyce, đã bắt đầu phản đối mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào hôm chủ nhật vừa qua.
Joyce, người của đảng Quốc gia đại diện cho phần lớn cử tri nông thôn, nói với Australian Broadcasting Corporation rằng : “Chúng tôi nhìn vấn đề này bằng con mắt để đảm bảo rằng không có bất kỳ sự mất việc làm vô lý nào xảy ra. Nếu chúng tôi cam kết loại bỏ nghành khai thác nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế của đất nước sẽ bị ảnh hưởng lớn và rất nhiều người bị mất việc.”
Joyce cho biết tiền thu được từ các ngành công nghiệp khai thác và nông nghiệp là rất quan trọng đối với người dân ở các thị trấn trong vùng, từ thợ làm tóc đến các nhà cung cấp dịch vụ ô tô.
Ông nói: “Bạn phải nhớ rằng, nhiên liệu hóa thạch là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của quốc gia bạn và nếu bạn lấy đi mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của quốc gia mình, bạn phải chấp nhận mức sống thấp hơn.”
Huy Hoàng (Theo CNBC)