Tuy Nga hiện là nước duy nhất sở hữu loại tên lửa hạt nhân R-36M2, nhưng việc bảo dưỡng kỹ thuật cho chúng lại nằm trong tay Ukraine. Quan hệ hai nước đổ bể khiến cho việc duy trì hoạt động của loại tên lửa này gặp khó khăn.
Trước đây do việc phân bổ nguồn lực trong Liên bang Xô Viết được chia đều cho các nước thành viên, trong đó chủ chốt nhất vẫn là Nga và Ukraine.
Các loại động cơ dùng trong vũ khí và tên lửa phần đa do Ukraine nắm giữ, vì vậy việc bảo trì tên lửa R-36M2 trước nay đều do Kiev đảm nhận trong một hợp đồng được ký kết với Moscow.
Hiện nay quan hệ giữa hai nước đổ bể, mọi hợp tác quốc phòng giữa hai nước bị đóng băng, số tên lửa R-36M2 của Nga có nguy cơ vô dụng nếu tiếp tục kéo dài mà không được bảo dưỡng định kỳ.
Mặc dù Nga đang cố gắng thay thế Ukraine để tự bảo trì tên lửa R-36M2, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan buộc họ phải đẩy mạnh sản xuất loại tên lửa mới RS-28.
Tuy vậy tên lửa RS-28 của nước này vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, ước tính cũng phải mất cả chục năm nữa trước khi chúng có thể thay thế hoàn toàn R-36M2.
Trong khoảng thời gian này, Nga sẽ phải đau đầu để duy trì R-36M2 để tạo thành chiếc ô hạt nhân chiến lược trong việc răn đe đối thủ.
Trong số các loại vũ khí nguyên tử mà con người từng chế tạo, thì tên lửa đạn đạo hạ nhân chiến lược R-36M2 là loại tên lửa có trọng lượng nặng nhất, với tổng trọng lượng lên tới 211 tấn.
Chúng có thể bay xa tới 16.000km để tấn công bất cứ địa điểm nào trên hành tinh.
Đây được coi là niềm tự hào của lực lượng hạt nhân Liên Xô và là nỗi khiếp sợ cho Mỹ và NATO.
R-36M2 là biến thể nâng cấp từ loại tên lửa hạt nhân R-36 và chúng vẫn đang hoạt động tích cực trong biên chế lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga ngày nay.
Những tên lửa hạt nhân này có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân độc lập với sức công phá từ 550 - 750 kiloton. Tổng trọng lượng đầu đạn nặng tới 9 tấn.
Khác với đa phần công nghệ tên lửa ngày nay sử dụng nhiên liệu rắn, những tên lửa hạt nhân chiến lược thời chiến tranh lạnh lại sử dụng nhiên liệu lỏng.
Tuy không nhỏ gọn như tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng lại có ưu điểm là có thể mang lượng đầu đạn lớn, đặc biệt là chi phí chế tạo và bảo dưỡng rẻ hơn nhiều.
Về cơ bản, R-36M2 là ICBM 2 tầng phóng sử dụng nhiên liệu lỏng kết hợp giữa N2O4 và UDMH.
Thiết kế động cơ và buồng chứa nhiên liệu mới cho phép R-36M2 mang được 188 tấn nhiên liệu
Tên lửa được R-36 phóng thử lần đầu vào tháng 2-1973 và được nhận vào biên chế ngày 30-12-1975. R-36M là phiên bản nâng cấp có tới 6 biến thể (từ Mod-1 tới Mod-5) với sự khác biệt chủ yếu ở trang bị đầu đạn chiến đấu.
R-36M2 sử dụng phương thức phóng thẳng đứng nguội. Đạn tên lửa được bảo quản trong thùng vận tải – phóng, lắp trong hầm phóng được nạp nhiên liệu ở trạng thái trực chiến thời gian dài.
Cơ chế phóng được thực hiện hoàn toàn tự động.
R-36M2 tương tự như các dòng ICBM sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp tự động quán tính ở pha đầu, nhưng được hiệu chỉnh pha giữa thông qua máy tính đạn đạo kết nối với trung tâm chỉ huy mặt đất.
Sai số mục tiêu của ICBM R-36M2 vào khoảng 500m - một con số không đáng kể đối với loại vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt kinh hoàng.
Hiện Nga đang duy trì khoảng 80 giếng phóng R-36M2.
Dự kiến chúng sẽ tiếp tục hoạt động cho tới khi siêu tên lửa RS-28 Sarmat hoàn thiện và đi vào sản xuất hàng loạt.
Việt Hùng