Ukraine 'khóa chặt bầu trời' khi kết hợp hệ thống phòng không C-RAM với NASAMS

Hệ thống phòng không C-RAM kết hợp với NASAMS sẽ cung cấp mức độ bảo vệ vững chắc cho mục tiêu mặt đất khỏi những cuộc tấn công đường không.

Ngay sau khi nhận tổ hợp NASAMS đầu tiên, Ukraine đã đề nghị Mỹ cung cấp thêm cho nước này hệ thống phòng không C-RAM để nâng cao hiệu quả tác chiến trước UAV cảm tử được Quân đội Nga sử dụng.

Ngay sau khi nhận tổ hợp NASAMS đầu tiên, Ukraine đã đề nghị Mỹ cung cấp thêm cho nước này hệ thống phòng không C-RAM để nâng cao hiệu quả tác chiến trước UAV cảm tử được Quân đội Nga sử dụng.

Theo dữ liệu sơ bộ, một yêu cầu về việc cung cấp hai hệ thống C-RAM đã được đưa ra. Vũ khí này cung cấp giải pháp chống máy bay không người lái cảm tử với giá thành rẻ hơn nhiều so với những tên lửa đánh chặn đắt tiền của NASAMS.

Theo dữ liệu sơ bộ, một yêu cầu về việc cung cấp hai hệ thống C-RAM đã được đưa ra. Vũ khí này cung cấp giải pháp chống máy bay không người lái cảm tử với giá thành rẻ hơn nhiều so với những tên lửa đánh chặn đắt tiền của NASAMS.

Ưu điểm lớn nhất của C-RAM là tốc độ bắn cao, về mặt lý thuyết sẽ mang lại hiệu quả tốt khi đánh chặn các mục tiêu tấn công đường không, đặc biệt là khi máy bay không người lái như Shahed-136 hay Lancet có tốc độ bay khá chậm.

Ưu điểm lớn nhất của C-RAM là tốc độ bắn cao, về mặt lý thuyết sẽ mang lại hiệu quả tốt khi đánh chặn các mục tiêu tấn công đường không, đặc biệt là khi máy bay không người lái như Shahed-136 hay Lancet có tốc độ bay khá chậm.

Mặc dù trong thành phần tác chiến của lực lượng vũ trang Ukraine đã có những hệ thống pháo cao xạ tự hành bao gồm Gepard 1A2, Tunguska hay Shilka... tuy nhiên chúng là tổ hợp phòng không lục quân, có vai trò bảo vệ đội hình cơ giới tại mặt trận thay vì mục tiêu tĩnh.

Mặc dù trong thành phần tác chiến của lực lượng vũ trang Ukraine đã có những hệ thống pháo cao xạ tự hành bao gồm Gepard 1A2, Tunguska hay Shilka... tuy nhiên chúng là tổ hợp phòng không lục quân, có vai trò bảo vệ đội hình cơ giới tại mặt trận thay vì mục tiêu tĩnh.

C-RAM là phiên bản mặt đất của tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất, vũ khí này được thiết kế để bảo vệ mục tiêu khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình đối đất, tên lửa diệt radar và máy bay không người lái cỡ nhỏ.

C-RAM là phiên bản mặt đất của tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất, vũ khí này được thiết kế để bảo vệ mục tiêu khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình đối đất, tên lửa diệt radar và máy bay không người lái cỡ nhỏ.

Hệ thống Phalanx là tổ hợp khép kín tích hợp bao gồm pháo, đạn và radar lắp trên 1 bệ mang duy nhất. Vũ khí này được General Dynamics nay là Raytheon Systems phát triển vào cuối những năm 1960 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp.

Hệ thống Phalanx là tổ hợp khép kín tích hợp bao gồm pháo, đạn và radar lắp trên 1 bệ mang duy nhất. Vũ khí này được General Dynamics nay là Raytheon Systems phát triển vào cuối những năm 1960 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp.

Hệ thống này có thể lắp trên bất kỳ tàu mặt nước nào mà không cần có sự sửa đổi lớn. Bên cạnh đó, phiên bản cố định C-RAM cũng đang được triển khai tại nhiều căn cứ quân sự hay mục tiêu trọng yếu của Mỹ tại Trung Đông.

Hệ thống này có thể lắp trên bất kỳ tàu mặt nước nào mà không cần có sự sửa đổi lớn. Bên cạnh đó, phiên bản cố định C-RAM cũng đang được triển khai tại nhiều căn cứ quân sự hay mục tiêu trọng yếu của Mỹ tại Trung Đông.

Sức mạnh của C-RAM nằm ở pháo 6 nòng bắn nhanh kiểu Gatling M61A1 Vulcan có tốc độ tác xạ 4.500 phát/phút cùng một radar băng tần Ku được chế tạo theo công nghệ chỉ điểm khép kín, có khả năng tìm kiếm, phát hiện, đánh giá, bám bắt và giao chiến hoàn toàn tự động.

Sức mạnh của C-RAM nằm ở pháo 6 nòng bắn nhanh kiểu Gatling M61A1 Vulcan có tốc độ tác xạ 4.500 phát/phút cùng một radar băng tần Ku được chế tạo theo công nghệ chỉ điểm khép kín, có khả năng tìm kiếm, phát hiện, đánh giá, bám bắt và giao chiến hoàn toàn tự động.

Các loại đạn có thể bắn gồm đạn xuyên giáp vỏ tự hủy (APDS) 20 mm sử dụng đầu xuyên 15 mm bằng kim loại nặng (vonfram hoặc uran nghèo) được bao quanh bằng một guốc đạn plastic và một phần đáy kim loại nhẹ.

Các loại đạn có thể bắn gồm đạn xuyên giáp vỏ tự hủy (APDS) 20 mm sử dụng đầu xuyên 15 mm bằng kim loại nặng (vonfram hoặc uran nghèo) được bao quanh bằng một guốc đạn plastic và một phần đáy kim loại nhẹ.

Cấu hình ban đầu của hệ thống được gọi là Block 0 nhằm tạo ra lớp phòng thủ tầm ngắn chống lại các loại tên lửa đối hạm siêu âm ít vận động bay thấp. Bản nâng cấp Block 1A trang bị một máy tính ngôn ngữ lập trình bậc cao cho tốc độ xử lý tốt hơn.

Cấu hình ban đầu của hệ thống được gọi là Block 0 nhằm tạo ra lớp phòng thủ tầm ngắn chống lại các loại tên lửa đối hạm siêu âm ít vận động bay thấp. Bản nâng cấp Block 1A trang bị một máy tính ngôn ngữ lập trình bậc cao cho tốc độ xử lý tốt hơn.

Các thuật toán điều khiển hỏa lực đã được cải thiện để đối phó với những mục tiêu có tính cơ động cao, tìm kiếm tọa độ vũ khí để quản lý tác chiến tốt hơn và chức năng kiểm tra toàn bộ (từ đầu đến cuối) để xác định những sai hỏng hệ thống.

Các thuật toán điều khiển hỏa lực đã được cải thiện để đối phó với những mục tiêu có tính cơ động cao, tìm kiếm tọa độ vũ khí để quản lý tác chiến tốt hơn và chức năng kiểm tra toàn bộ (từ đầu đến cuối) để xác định những sai hỏng hệ thống.

Phiên bản Block 1B nâng cấp trên cấu hình hiện có của Block 1A với việc bổ sung các nòng pháo được tối ưu hóa (Optimised Gun Barrels - OGB), có tuổi thọ nòng cao hơn, độ tản mát khi bắn được cải thiện và cự ly tác chiến tăng lên đáng kể

Phiên bản Block 1B nâng cấp trên cấu hình hiện có của Block 1A với việc bổ sung các nòng pháo được tối ưu hóa (Optimised Gun Barrels - OGB), có tuổi thọ nòng cao hơn, độ tản mát khi bắn được cải thiện và cự ly tác chiến tăng lên đáng kể

Hệ thống C-RAM còn có thể giao tiếp với tổ hợp NASAMS do cùng được chế tạo theo tiêu chuẩn kết nối của NATO, bởi vậy khi tác chiến cạnh nhau sẽ bảo đảm che kín mọi cự ly từ tầm cực gần đến trung bình.

Hệ thống C-RAM còn có thể giao tiếp với tổ hợp NASAMS do cùng được chế tạo theo tiêu chuẩn kết nối của NATO, bởi vậy khi tác chiến cạnh nhau sẽ bảo đảm che kín mọi cự ly từ tầm cực gần đến trung bình.

Khả năng rất cao những hệ thống C-RAM đầu tiên sẽ được Mỹ chuyển giao cho Ukraine vào ngay tháng 12/2022, hoặc chậm nhất là đầu năm 2023, sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị.

Khả năng rất cao những hệ thống C-RAM đầu tiên sẽ được Mỹ chuyển giao cho Ukraine vào ngay tháng 12/2022, hoặc chậm nhất là đầu năm 2023, sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ukraine-khoa-chat-bau-troi-khi-ket-hop-he-thong-phong-khong-c-ram-voi-nasams-post522388.antd