Uống sữa rất tốt nhưng đây là những lưu ý 'vàng' ai cũng cần nhớ để không gây hại sức khỏe
Sữa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi uống bạn cũng cần ghi nhớ những điều sau đây.
Không nên uống sữa quá đặc
Nhiều ngươìngĩ rằng việcuống sữa càng đặc thì sẽ có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều nàyhoàn toàn sai lầm.Uống sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường.
Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa nhưng việc làm này cũng gây hại rất lớn. Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm,uống sữa đặc sẽ rất khó cho việc tiêu hóa.
Không uống sữa khi đói
Không nên uống sữa khi đói và tốt nhất là ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột. Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụgây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Nếu ăn cùng với những đồ ăn giàu tinh bột như: bánh mì, bánh bao,… thì sữa sẽ ở lâu trong dạ dày hơn, giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong sữa bò. Như vậy, nếu uống sữa bò sau khi ăn cơm cũng sẽ có hiệu quả tương tự.
Không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong
Các khâu trong quá trình sản xuất và vận chuyển sữa bò đều có thể bị nhiễm vi trùng có hại, cho nên không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong.
Loại sữa được đóng gói trên thị trường thường dùng cách tiệt trùng, nhưng rất có thể quá trình tiệt trùng không triệt để, ở nhiệt độ thích hợp, những vi trùng còn sót lại có thể tiếp tục sinh sôi trở thành nguồn bệnh gây tiêu chảy, vì vậy, cần phải nấu sôi trước khi uống.
Người mắc bệnh viêm thực quản, viêm túi mật, viêm tuyến tụy: Trong sữa bò chứa nhiều chất mỡ, có thể giảm thấp chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua, cho nên bệnh nhân viêm thực quản không nên uống sữa bò.
Đối tượng nào không nên uống sữa?
Người bị sỏi thận
Người mắcsỏi thận nên tránh xa sữa vì thực phẩm này chứa nhiều canxi, người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương, nhưng khi đã bị sỏi thận, bổ sung canxi quá mức có thể làm tăng hình thành sỏi thận ở thận. Từ đó, tình trạng bệnh cũng rất khó để cải thiện.
Chức năng túi mật hoặc tuyến tụy không tốt
Trong thành phần của sữa có khá nhiều chất béo, để tiêu hóa cần có sự tham gia của túi mật và tuyến tụy. Nếu hai cơ quan này không khỏe mạnh, chất béo không tiêu hóa sẽ trực tiếp đi vào các phần khác của đường tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường ruột.
Người mới trải qua cuộc phẫu thuật bụng
Hầu hết trong những loại sữa thông thường đều có sự hiện diện của các trực khuẩn axit lactic. Các khuẩn axit lactic thường lên men ở trong bên đường ruột. Vì thế khi đang phẫu thuật dạ dày với việc áp dụng các thủ thuật y tế công nghệ cao để gây ức chế, gây mê lên các cơ quan bụng sẽ làm cho nhu động đặc biệt trong ruột bị suy yếu và làm trầm trọng hơn sự đầy hơi ở dạ dày.