Vạn người đổ về chợ Viềng 'mua may bán rủi', đi lễ Phủ Dầy đầu năm mới

Đêm mùng 7, ngày mùng 8 tháng Giêng, hàng vạn người đổ về chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) để 'mua may, bán rủi' và đi lễ Phủ Dầy để mong cầu bình an trong năm mới.

Chợ Viềng là phiên chợ đặc biệt, mỗi năm chỉ diễn ra một lần, vào đêm mùng 7 và ngày mùng 8 tháng Giêng. Theo ghi nhận của PV, từ trưa 16/2 (mùng 7 âm lịch), hàng vạn người dân thập phương đã đổ về khu vực chợ Viềng - Phủ Dày để tham quan, mua sắm.

Chợ Viềng là phiên chợ đặc biệt, mỗi năm chỉ diễn ra một lần, vào đêm mùng 7 và ngày mùng 8 tháng Giêng. Theo ghi nhận của PV, từ trưa 16/2 (mùng 7 âm lịch), hàng vạn người dân thập phương đã đổ về khu vực chợ Viềng - Phủ Dày để tham quan, mua sắm.

Theo quan niệm, đi chợ Viềng để "mua may, bán rủi", làm ăn phát đạt. Cả người bán và người mua đều không nói thách, mặc cả. Mua bán ở đây mang màu sắc tâm linh, người ta cho rằng chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó cũng đều gặp may mắn.

Theo quan niệm, đi chợ Viềng để "mua may, bán rủi", làm ăn phát đạt. Cả người bán và người mua đều không nói thách, mặc cả. Mua bán ở đây mang màu sắc tâm linh, người ta cho rằng chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó cũng đều gặp may mắn.

Chợ Viềng bán rất nhiều loại mặt hàng, từ cây cảnh, cây giống, đến thịt trâu, thịt bò hay các vật dụng sản xuất của nhà nông... Trong đó, các gian hàng bán thịt bò thu hút rất nhiều du khách.

Địa điểm họp chợ kéo dài từ thị trấn Gôi về xã Kim Thái đến xã Trung Thành, trong đó khu vực trung tâm chợ là vùng xung quanh quần thể di tích Phủ Dầy ở xã Kim Thái.

Lực lượng chức năng căng mình đảm bảo an ninh trật tự tại phiên chợ.

Lực lượng chức năng căng mình đảm bảo an ninh trật tự tại phiên chợ.

Ngoài đi chợ Viềng, du khách còn chuẩn bị lễ vật để đi lễ Phủ Dầy - một trong những khu vực văn hóa tâm linh lớn nhất miền Bắc.

Ngoài đi chợ Viềng, du khách còn chuẩn bị lễ vật để đi lễ Phủ Dầy - một trong những khu vực văn hóa tâm linh lớn nhất miền Bắc.

Khắp các lối đi ở Phủ Dầy đều chật kín người từ tối 16/2.

Khắp các lối đi ở Phủ Dầy đều chật kín người từ tối 16/2.

Bên trong phủ chính Tiên Hương, dòng người phải chen chúc để dâng lễ.

Bên trong phủ chính Tiên Hương, dòng người phải chen chúc để dâng lễ.

Người dân đội mâm lễ phải nhích từng chút một tiến vào phủ chính.

Dù phải chen lấn nhưng nhiều người vẫn vui vẻ, hào hứng. Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội) cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này tôi lại đi Phủ Dầy dâng lễ, không khí nơi đây giúp tôi rất thoải mái. Mặc dù lượng người đến đây rất đông nhưng mọi người đều rất vui vẻ và lạc quan”.

Dù phải chen lấn nhưng nhiều người vẫn vui vẻ, hào hứng. Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội) cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này tôi lại đi Phủ Dầy dâng lễ, không khí nơi đây giúp tôi rất thoải mái. Mặc dù lượng người đến đây rất đông nhưng mọi người đều rất vui vẻ và lạc quan”.

Người dân thành kính vái vọng.

Người dân thành kính vái vọng.

Phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong "Tứ bất tử" của Việt Nam với nghi lễ hát chầu văn - hầu đồng.

Phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong "Tứ bất tử" của Việt Nam với nghi lễ hát chầu văn - hầu đồng.

Người dân xếp hàng dài vào lễ tại Phủ Dầy lúc đêm khuya.

Người dân xếp hàng dài vào lễ tại Phủ Dầy lúc đêm khuya.

Càng về khuya, lượng người đổ về làm lễ càng đông.

Càng về khuya, lượng người đổ về làm lễ càng đông.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/van-nguoi-do-ve-cho-vieng-mua-may-ban-rui-di-le-phu-day-dau-nam-moi-ar853610.html