Vật liệu nhẹ góp nỗ lực vào giảm 'dấu chân carbon'
Khi vẫn chưa tìm được giải pháp đồng bộ giảm khí thải hiệu ứng nhà kính toàn cầu, các doanh nghiệp thế giới hướng tới vật liệu nhẹ, góp phẩn giảm 'dấu chân carbon'.
Tại Hội nghị Lãnh đạo Cấp cao “Build to Last 2024”, các doanh nghiệp, trong đó có Saint- Gobain Việt Nam, đã chia sẻ về chiến lược tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển hệ giải pháp vật liệu nhẹ, bền vững cho công trình, đồng thời tái khẳng định cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 cùng góp sức vào mục tiêu chung của quốc gia.
Hội nghị thường niên “Build to Last 2024” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) tổ chức, dành cho các nhà lãnh đạo và đổi mới cam kết chuyển đổi bền vững trong ngành Xây dựng. Thực tế cho thấy, sự phát triển của ngành Xây dựng đi kèm nhiều tác động lên môi trường khi tạo ra 40% khí thải CO2. Thông qua 2 phiên tọa đàm, nhiều diễn giả đến từ các công ty hàng đầu trong ngành đã cùng thảo luận về 4 chủ đề: Giải pháp, Công nghệ, Tài chính và Chính sách để thúc đẩy ngành Xây dựng theo hướng bền vững.
Tham gia tọa đàm với vai trò nhà cung cấp vật liệu xây dựng nhẹ và bền vững hàng đầu toàn cầu, Saint-Gobain đã có chia sẻ quan trọng về chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn. Theo đó, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để cung cấp đa giải pháp vật liệu nhẹ, bền vững cho các công trình xây dựng tại Việt Nam, đặc biệt là các công trình xanh.
R&D là trụ cột quan trọng trong chiến lược Phát triển Bền vững của Saint-Gobain. Tập đoàn hiện có 8 Trung tâm R&D trên toàn cầu với chi phí đầu tư khoảng 600 triệu USD mỗi năm.Tốc độ đổi mới sáng tạo luôn được Saint-Gobain duy trì ấn tượng: cứ 1 trong 4 sản phẩm được cung cấp bởi Saint-Gobain đã không tồn tại trên thị trường trong vòng 5 năm trước. Tại thị trường chiến lược Việt Nam, Saint-Gobain luôn kết nối chặt chẽ với các Trung tâm R&D, nhằm mang đến hệ sinh thái sản phẩm sáng tạo và giải pháp tối ưu công năng, nhẹ và bền vững phục vụ thị trường.
Điển hình cho các giải pháp vật liệu nhẹ, giảm phát thải CO2 từ Saint-Gobain được ứng dụng nhiều cho các công trình xanh hiện nay phải kể đến: Vữa tô nội thất chuyên dụng chống nứt Vĩnh Tường-gyproc giảm 75% khí thải CO2 so với vữa tô gốc xi măng; Bông thủy tinh có hàm lượng tái chế đến 59%... Hay các dòng kính LOW-E giúp giảm bức xạ nhiệt mặt trời, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Chia sẻ thêm về vai trò của Saint-Gobain trong nỗ lực chung của toàn ngành nhằm giảm dấu chân carbon, đại diện Saint-Gobain Việt Nam chia sẻ: “Saint-Gobain cam kết sẵn sàng cung cấp các giải pháp vật liệu nhẹ, bền vững cho ngành Xây dựng Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cam kết thực thi nghiêm ngặt lộ trình trung hòa carbon vào năm 2050 đã đề ra của Tập đoàn, cũng như luôn ủng hộ các sáng kiến hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững ngành”.
Lộ trình từ nay đến 2030, Saint-Gobain Việt Nam cũng đặt ra 4 cam kết quan trọng về Tài nguyên nước - Phát thải CO2 - Kinh tế tuần hoàn - Quản lý sản phẩm với nhiều hạng mục hoàn thành 30% đến 100% của mức mục tiêu chung.
Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/vat-lieu-nhe-gop-no-luc-vao-giam-dau-chan-carbon-ar864872.html