Về Bắc Ninh thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ khắp mọi miền lại tìm về khu di tích Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương (ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) để tri ân và thờ phụng những bậc Thủy tổ dân tộc có công khai mở nước.

Khu lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương nằm trong cụm di tích Kinh Dương Vương có tổng diện tích 36 hecta.

Khu lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương nằm trong cụm di tích Kinh Dương Vương có tổng diện tích 36 hecta.

Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương là di tích lịch sử đặc biệt về Kinh Dương Vương, người được coi là Thủy tổ của người Bách Việt thời cổ.

Cụm di tích Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương được khởi dựng từ lâu đời trên một dải đất cao bên bờ Nam sông Đuống, thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Đây là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại từ cổ xưa. Đến nay đây là nơi duy nhất ở Việt Nam còn nguyên dấu tích Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân, ông nội của Vua Hùng).

Theo tài liệu, thư tịch cổ cho biết ở làng Á Lữ ngoài khu Lăng mô Kinh Dương Vương nằm bên bờ sông Đuống, trong làng còn 2 ngôi đền: đền Thượng thờ Kinh Dương Vương, đền Hạ thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Với ý nghĩa quan trọng của di tích, ngay từ xa xưa các triều đại phong kiến Việt Nam luôn quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo, đặc biệt vào niên hiệu Minh Mạng 21 (1840) khu vực lăng Kinh Dương Vương được triều đình cho tu bổ và khắc bia thờ phụng với 4 chữ Hán “Kinh Dương Vương lăng” cùng hệ thống câu đối, đại tự: “Nam tổ miếu”, “Thần truyền thánh kế”, “Nam bang Thủy Tổ”…khẳng định việc tôn thờ Thủy tổ đất Việt có từ rất lâu đời và là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Từ xưa đến nay, nơi đây đều mở hội để đồng bào trong và ngoài nước kết tụ tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ tiên, thể hiện niềm tự hào dân tộc củng cố đại đoàn kết huyết thống con Lạc, cháu Hồng hướng về nguồn cội, vươn tới tương lai cùng nhau góp sức bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích độc đáo nhất, thiêng liêng nhất của Việt Nam.

Năm 2013, Lăng Kinh Dương Vương được Nhà nước đầu tư kinh phí kè sông, mở rộng khuôn viên Lăng và xây dựng thêm một số công trình. Ngoài khu trung tâm Lăng, khu di tích được tu bổ các hạng mục: Nhà thờ Văn, nhà thờ Võ và nhà khách.

Xung quanh bốn bề cây cối xanh mát.

Xung quanh bốn bề cây cối xanh mát.

Cổng nghi môn Lăng Kinh Dương Vương

Cổng nghi môn Lăng Kinh Dương Vương

Lăng được xây dựng trên một dải đất cao, bên hữu ngạn sông Đuống, phía sau là đê Đuống, mặt quay hướng Bắc, xung quanh là bãi bồi trải rộng.

Lăng được xây dựng trên một dải đất cao, bên hữu ngạn sông Đuống, phía sau là đê Đuống, mặt quay hướng Bắc, xung quanh là bãi bồi trải rộng.

Từ cổng chính hướng thẳng vào là khu trung tâm Lăng mộ. Lăng có 8 mái “hai tầng mái”

Từ cổng chính hướng thẳng vào là khu trung tâm Lăng mộ. Lăng có 8 mái “hai tầng mái”

Nhà thờ các quan văn, quan võ cùng các công trình phụ trợ được xây dựng khang trang, thoáng mát mà vẫn đậm đặc dấu ấn kiến trúc cổ.

Nhà thờ các quan văn, quan võ cùng các công trình phụ trợ được xây dựng khang trang, thoáng mát mà vẫn đậm đặc dấu ấn kiến trúc cổ.

Trong khuôn viên khu di tích được chính quyền địa phương đầu tư nhiều ghế đá để du khách ngồi nghỉ ngơi thư giãn.

Trong khuôn viên khu di tích được chính quyền địa phương đầu tư nhiều ghế đá để du khách ngồi nghỉ ngơi thư giãn.

Góc ông đồ thu hút khách xin chữ

Góc ông đồ thu hút khách xin chữ

Để nhớ về cội nguồn dân tộc, hàng năm cứ đến ngày 17, 18 tháng Giêng là người dân làng Á Lữ cùng với nhân dân xung quanh lại tổ chức lễ hội Kinh Dương Vương với nhiều nghi thức truyền thống như tế lễ, dâng hương, rước kiệu... nhằm tưởng nhớ đến vị vua đầu tiên của nước Việt.

Đặc sắc nhất là lễ phục ruộc (còn gọi rước nước) là một lễ thức độc đáo quan trọng, không thể bỏ qua. Tương truyền, lễ phục ruộc ở lễ hội Kinh Dương Vương ngoài mục đích rước nước về tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình phụ tử: “gọi cha về cứu dân làng”.

Cụm di tích đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh năm 2019.

P.Linh

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/ve-bac-ninh-tham-lang-mo-thuy-to-kinh-duong-vuong-151767.html