Về Đào Thục xem rối nước

Rối nước Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội) đã để lại ấn tượng đối với bạn bè quốc tế trong những lần phường rối đi lưu diễn tại các nước Trung Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản.

Rối nước Đào Thục hiện trở thành một sản phẩm du lịch mới lạ dành cho du khách nước ngoài trong tour khám phá văn hóa vùng Đồng bằng Bắc bộ được ngành du lịch Hà Nội đẩy mạnh sau dịch COVID - 19.

Ông Ngô Minh Phong, Trưởng phường Rối nước Đào Thục cho biết, văn bia ở đình làng có ghi rằng, ông tổ của nghề múa rối nước ở đây là ông Nguyễn Đăng Vinh làm chức Nội giám thời nhà Lê (1735 - 1940). Sau khi trở về làng, ông đã truyền dạy lại cho con cháu ba nghề: Dệt vải, nghề mộc và múa rối nước.

Đến nay, làng Đào Thục chỉ còn gìn giữ và phát triển được nghề múa rối nước, còn nghề dệt vải và nghề mộc đã mai một theo thời gian. Hàng năm, vào ngày 24/2 âm lịch, dân làng vẫn làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của ông tổ nghề.

Qua nhiều thăng trầm, đến năm 1984 với sự tài trợ của Hiệp hội múa rối thế giới và Tổ chức UNIMA (UNESCO), làng rối Đào Thục được Đoàn múa rối Hà Nội (nay là Nhà hát múa rối Thăng Long) giúp từng bước phục hồi.

Trong số những nghệ nhân hết lòng trong việc gây dựng loại hình nghệ thuật của làng, không thể không nhắc đến cựu chiến binh, đại tá về hưu, Anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Thế Văn. Ngoài việc dạy cho hậu bối những tiết mục quen thuộc, ông còn viết kịch bản tiết mục múa rối hiện đại "Hà Nội 12 ngày đêm". Đây là hồi ức của ông về những ngày ác liệt chiến thắng B52 bảo vệ Hà Nội, bảo vệ miền Bắc.

Đặc biệt ông Đinh Thế Văn còn sáng tạo ta tiết mục Anh Ba Khía - kết hợp từ nhân vật chú Tễu ở miền Bắc và anh Ba Khía ở miền Nam. Ông cũng là người giới thiệu, dẫn chương trình vui tươi chào đón khán giả mỗi khi có du khách về Đào Thục xem múa rối nước.

Làng có hơn 30 diễn viên, ca sĩ, nhạc công là những nghệ sĩ không chuyên. Ngoài những công việc mưu sinh khác nhau, họ có chung lòng yêu nghề, say mê luyện tập, biểu diễn phục vụ rối nước cho bà con và du khách.

Hiện ở làng Đào Thục còn rất nhiều nghệ nhân biết chế tác con rối để phục vụ phường rối biểu diễn và bán cho khách du lịch.

Hiện ở làng Đào Thục còn rất nhiều nghệ nhân biết chế tác con rối để phục vụ phường rối biểu diễn và bán cho khách du lịch.

Hậu trường phía trong Thủy Đình, nơi các nghệ sĩ điều khiển những con rối theo các tích trò kết hợp với âm nhạc dân tộc.

Hậu trường phía trong Thủy Đình, nơi các nghệ sĩ điều khiển những con rối theo các tích trò kết hợp với âm nhạc dân tộc.

Những chi tiết nhỏ nhất của con rối được các nghệ sỹ phường rối Đào Thục kiểm tra kỹ lưỡng trước khi biểu diễn.

Những chi tiết nhỏ nhất của con rối được các nghệ sỹ phường rối Đào Thục kiểm tra kỹ lưỡng trước khi biểu diễn.

Các con rối được làm bằng gỗ nhẹ, sơn những màu sắc sặc sỡ gắn lên đầu sào tre và điều khiển bằng ròng rọc.

Các con rối được làm bằng gỗ nhẹ, sơn những màu sắc sặc sỡ gắn lên đầu sào tre và điều khiển bằng ròng rọc.

Những thành viên phường rối Đào Thục điều khiển con rối bên trong Thủy Đình.

Những thành viên phường rối Đào Thục điều khiển con rối bên trong Thủy Đình.

Hình ảnh Võ Tòng đả hổ trên sân khấu rối nước.

Hình ảnh Võ Tòng đả hổ trên sân khấu rối nước.

Hoạt cảnh đi chùa trên sân khấu rối nước Đào Thục.

Hoạt cảnh đi chùa trên sân khấu rối nước Đào Thục.

Rất nhiều du khách Nhật, Hàn Quốc đến thưởng thức rồi nước Đào Thục và họ thường chọn mua những con rối của làng làm qua lưu niệm.

Rất nhiều du khách Nhật, Hàn Quốc đến thưởng thức rồi nước Đào Thục và họ thường chọn mua những con rối của làng làm qua lưu niệm.

Thông thường, phường rối Đào Thục đón khách vào thứ Bảy và chủ Nhật. Mỗi lần phường rối biểu diễn ở Thủy Đình thu hút rất đông dân làng cùng đến xem và cổ vũ cho những nghệ nhân.

Thông thường, phường rối Đào Thục đón khách vào thứ Bảy và chủ Nhật. Mỗi lần phường rối biểu diễn ở Thủy Đình thu hút rất đông dân làng cùng đến xem và cổ vũ cho những nghệ nhân.

Một đoàn du khách Nhật Bản xem rối nước tại Thủy Đình làng Đào Thục.

Một đoàn du khách Nhật Bản xem rối nước tại Thủy Đình làng Đào Thục.

Trong không gian Thủy Đình mang đậm nét kiến trúc tiêu biểu cho làng quê Bắc bộ, từng động tác của những con rối được diễn thuần thục, ăn khớp với lời thoại, lời hát và tiếng trống, tiếng đàn của những người nghệ sĩ của làng như cuốn đoàn khách du lịch theo các trò: Đốt pháo phất cờ, múa rồng, câu ếch, cá bơi lội, Thạch Sanh đánh trăn tinh, hát văn, múa phượng.... Các tích trò rối nước này như biết nói, biết kể cho người xem các câu chuyện dân gian về văn hóa và con người làng quê Việt Nam…

Hàng tháng phường rối Đào Thục đón tiếp rất nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến xem. Bà Takashima Fujiko, du khách Nhật Bản chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam, tôi đã tham quan nhiều nơi trong thành phố Hà Nội và thấy rất thú vị. Nhưng đến xem múa rối ở Đào Thục làm tôi hiểu thêm về chiều sâu lịch sử, bề dày văn hóa của đất nước và con người Việt Nam. Tôi thấy người dân nơi đây rất dân dã và mến khách".

"Văn hóa đồng chiêm" và du lịch

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn//ve-dao-thuc-xem-roi-nuoc-179220830110816692.htm