Vẻ mê hoặc của các vì sao qua nghệ thuật chụp ảnh thiên văn

Khác với hình ảnh thường thấy, hình ảnh các vì sao trở nên lung linh hơn qua nghệ thuật chụp ảnh thiên văn của hai nhiếp ảnh gia người Australia Rodney Watters và Niall MacNeill.

Qua kỹ thuật chụp của máy ảnh tốc độ cao, một tinh vân phát xạ nằm trong chòm sao Ara có đường kính khoảng 600 năm ánh sáng, cách Ngân Hà (Milky Way) khoảng 4.000 năm ánh sáng, đã được ghi lại. Khu vực này còn được gọi là 'Fighting Dragons of Ara' vì có hình ảnh giống hai con rồng đang chiến đấu với nhau. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Qua kỹ thuật chụp của máy ảnh tốc độ cao, một tinh vân phát xạ nằm trong chòm sao Ara có đường kính khoảng 600 năm ánh sáng, cách Ngân Hà (Milky Way) khoảng 4.000 năm ánh sáng, đã được ghi lại. Khu vực này còn được gọi là 'Fighting Dragons of Ara' vì có hình ảnh giống hai con rồng đang chiến đấu với nhau. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Sao Thổ - viên ngọc của Hệ mặt trời, là hành tinh có hệ thống vành đai rộng nhất trong Hệ mặt trời. Chu vi vòng ngoài của vành đai có thể bằng khoảng cách từ Trái đất lên Mặt trăng. Tuy nhiên, 'chiếc vòng' này chỉ dày chỉ khoảng 20m. Những hành tinh khác cũng có vành đai nhưng vành đai sao Thổ là vành đai duy nhất có thể nhìn thấy từ Trái đất. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Sao Thổ - viên ngọc của Hệ mặt trời, là hành tinh có hệ thống vành đai rộng nhất trong Hệ mặt trời. Chu vi vòng ngoài của vành đai có thể bằng khoảng cách từ Trái đất lên Mặt trăng. Tuy nhiên, 'chiếc vòng' này chỉ dày chỉ khoảng 20m. Những hành tinh khác cũng có vành đai nhưng vành đai sao Thổ là vành đai duy nhất có thể nhìn thấy từ Trái đất. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Tinh vân Cat's Paw (Tinh vân Chân Mèo-NGC 6334) là một đám mây bụi gần chòm sao Scorpius, có hình ảnh giống như dấu chân của một con mèo khổng lồ. Khu vực này có đường kính khoảng 80 năm ánh sáng và cách Trái đất khoảng 4.300 năm ánh sáng. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Tinh vân Cat's Paw (Tinh vân Chân Mèo-NGC 6334) là một đám mây bụi gần chòm sao Scorpius, có hình ảnh giống như dấu chân của một con mèo khổng lồ. Khu vực này có đường kính khoảng 80 năm ánh sáng và cách Trái đất khoảng 4.300 năm ánh sáng. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất, có khối lượng gấp 2,5 lần tổng khối lượng của các hành tinh còn lại trong Hệ mặt trời. Đặc biệt, cũng giống như Sao Thổ, Sao Mộc là một hành tinh khí ga khổng lồ không hề có bề mặt cứng. Hành tinh này giống như bảng màu đa sắc gồm trắng, nâu, kem, hồng cùng màu đỏ của đốm đỏ lớn - là một cơn bão xoáy nghịch đã tồn tại hàng trăm năm trên Sao Mộc. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất, có khối lượng gấp 2,5 lần tổng khối lượng của các hành tinh còn lại trong Hệ mặt trời. Đặc biệt, cũng giống như Sao Thổ, Sao Mộc là một hành tinh khí ga khổng lồ không hề có bề mặt cứng. Hành tinh này giống như bảng màu đa sắc gồm trắng, nâu, kem, hồng cùng màu đỏ của đốm đỏ lớn - là một cơn bão xoáy nghịch đã tồn tại hàng trăm năm trên Sao Mộc. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Tinh vân Carina bao quanh ngôi sao Eta Carina và nằm cách Trái đất khoảng 8.500 năm ánh sáng. Tinh vân Carina lớn gấp bốn lần và thậm chí còn sáng hơn tinh vân Orion nổi tiếng nhưng "vườn ươm sao" này ít được biết đến hơn nhiều do vị trí của nó trên bầu trời phía Nam. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Tinh vân Carina bao quanh ngôi sao Eta Carina và nằm cách Trái đất khoảng 8.500 năm ánh sáng. Tinh vân Carina lớn gấp bốn lần và thậm chí còn sáng hơn tinh vân Orion nổi tiếng nhưng "vườn ươm sao" này ít được biết đến hơn nhiều do vị trí của nó trên bầu trời phía Nam. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Hình ảnh của NGC300, một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Sculptor, cách Trái đất khoảng 6 triệu năm ánh sáng. Màu đỏ trong các nhánh xoắn ốc do có khí hydro, thành phần tạo ra các phản ứng hình thành các ngôi sao mới. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Hình ảnh của NGC300, một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Sculptor, cách Trái đất khoảng 6 triệu năm ánh sáng. Màu đỏ trong các nhánh xoắn ốc do có khí hydro, thành phần tạo ra các phản ứng hình thành các ngôi sao mới. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Omega Centauri là một cụm sao cầu nằm trong chòm sao Centaurus cách Trái đất khoảng 15.800 năm ánh sáng. Ở triung tâm chòm sao này, các ngôi sao tập trung với mật độ dày đặc, ước tính chúng cách nhau trung bình khoảng 0,1 năm ánh sáng. Theo các nhà thiên văn học, Omega Centauri đã hơn 11 tỷ năm tuổi, chứa hơn 10 triệu ngôi sao. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Omega Centauri là một cụm sao cầu nằm trong chòm sao Centaurus cách Trái đất khoảng 15.800 năm ánh sáng. Ở triung tâm chòm sao này, các ngôi sao tập trung với mật độ dày đặc, ước tính chúng cách nhau trung bình khoảng 0,1 năm ánh sáng. Theo các nhà thiên văn học, Omega Centauri đã hơn 11 tỷ năm tuổi, chứa hơn 10 triệu ngôi sao. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Tinh vân Đầu ngựa còn gọi là Barnard 33 - một phần của tổ hợp mây phân tử trong chòm sao Lạp Hộ, nằm cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng. Đây là một trong những tinh vân dễ nhận ra nhất trong vũ trụ do những đám mây khí bụi của nó có hình dạng giống đầu ngựa. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Tinh vân Đầu ngựa còn gọi là Barnard 33 - một phần của tổ hợp mây phân tử trong chòm sao Lạp Hộ, nằm cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng. Đây là một trong những tinh vân dễ nhận ra nhất trong vũ trụ do những đám mây khí bụi của nó có hình dạng giống đầu ngựa. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Sao Hỏa là một hành tinh có bề mặt đất đá với một khí quyển mỏng. Bề mặt hành tinh này có nét giống với các hố va chạm trên Mặt trăng, các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái đất. Hành tinh đỏ sở hữu đỉnh núi cao nhất và hẻm núi dài, rộng nhất Hệ mặt trời. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Sao Hỏa là một hành tinh có bề mặt đất đá với một khí quyển mỏng. Bề mặt hành tinh này có nét giống với các hố va chạm trên Mặt trăng, các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái đất. Hành tinh đỏ sở hữu đỉnh núi cao nhất và hẻm núi dài, rộng nhất Hệ mặt trời. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Các vệt sáng hình tròn trong ảnh là đường đi của các ngôi sao do chuyển động quay của Trái đất, chúng quay quanh một điểm được gọi là cực thiên thể, nằm thẳng hàng với trục của hành tinh chúng ta. Để có bức hình này, hai nhiếp ảnh gia đã phải ghi lại sự chuyển động của các ngôi sao trong 8 tiếng. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

Các vệt sáng hình tròn trong ảnh là đường đi của các ngôi sao do chuyển động quay của Trái đất, chúng quay quanh một điểm được gọi là cực thiên thể, nằm thẳng hàng với trục của hành tinh chúng ta. Để có bức hình này, hai nhiếp ảnh gia đã phải ghi lại sự chuyển động của các ngôi sao trong 8 tiếng. (Ảnh: Rodney Watters / Niall MacNeill)

(theo The Guardian)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/ve-me-hoac-cua-cac-vi-sao-qua-nghe-thuat-chup-anh-thien-van-145911.html