Lễ hội thổi cơm bắt nguồn từ việc tưởng nhớ công đức của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền, ông là tướng quân của Vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm. Ông thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi.
Đúng 11 giờ trưa, trai làng cường tráng kéo lửa thi thổi cơm. Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần để tạo ra lửa.
Ai ai cũng thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo để bùi nhùi của đội mình bốc khói trắng lên trước.
Hội thi gồm 4 đội (dân làng thường gọi là giáp), mỗi giáp được cử 10 người dự thi bao gồm cả nam lẫn nữ không phân biệt tuổi tác. Mỗi đội được phát 1 kg thóc để tham gia phần thi, các nam thanh niên đem thóc vào cối giã.
Sau đó, những phụ nữ khéo tay sẽ sàng trấu để loại bỏ hạt thóc và sạn.
Khi gạo được giã xong, những người phụ nữ được phân công để vo gạo bằng nước do các thành viên đội chơi lấy từ sông Nhuệ. Hiện nay, nước sông Nhuệ được thay bằng nước lọc, nhưng phần thi chạy lấy nước của 4 thiếu niên lấy về thổi cơm.
Những nồi cơm được làm bằng đồng thau, đun bằng rơm và cây tre khô của làngvà được vùi trong đống tro cho cơm chín đều và thơm.
Để nấu được cơm, người thi phải lấy que đè vung nồi để nước cơm tránh bị trào ra do lửa rất to.
Những nồi cơm được làm bằng đất nung, sau khi cơm sôi, các đội thường phải ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều.
Trong thời gian ủ, thành viên các đội liên tục đốt thêm rơm để tạo nhiệt lượng cho cơm chín nhanh hơn.
Để chọn được niêu cơm ngon nhất, các bô lão trong làng căn cứ vào mùi thơm, độ trắng và độ dẻo của hạt cơm. Nồi cơm ngon nhất sẽ được đưa lên cúng.
Sau khi chấm điểm, các nồi cơm sẽ được mang vào đình làm lễ cúng thành hoàng làng và thần linh.
Hội thi kéo lửa thổi cơm của dân làng Thị Cấm trải qua nhiều năm, đến nay vẫn giữ được nét văn hóa cổ truyền độc đáo.
Lê Phú/ Báo Tin tức