Vén màn bí ẩn bức tượng nằm ngửa, hai tay chống đất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Trong số hàng nghìn bức tượng đất nung chiến binh trong tư thế đứng hoặc ngồi ấy, lại có 1 bức tượng với tư thế nằm ngửa, 2 tay chống đất đầy kỳ lạ.
Ngày 29/3/21974, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện ra đội quân đất nung thuộc khu quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Đến nay, người ta đã tìm thấy hơn 8.000 bức tượng đất nung trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Những tưởng đội quân này cùng được làm từ đất sét, nung trong lò nhưng khuôn mặt, kích cỡ và màu sơn của họ lại không hề giống nhau. Sự sống động như một đội quân thật của di sản này khiến toàn bộ giới khảo cổ kinh ngạc.
Tuy nhiên, trong số hàng nghìn bức tượng đất nung chiến binh trong tư thế đứng hoặc ngồi ấy, lại có duy nhất 1 bức tượng với tư thế vô cùng kỳ lạ. Bức tượng này có tư thế nằm ngửa, đầu gối uốn cong, hai bàn chân mở rộng, hai tay chống đất.
Theo báo cáo của các chuyên gia, bức tượng đất nung nằm ngửa được chôn tại một hố sâu thuộc khu vực phía đông nam của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, với diện tích khoảng 700 m2.
Bức tượng có chiều dài 154 cm, nặng khoảng 102 kg. Vì đây là bức tượng duy nhất nằm ngửa nên quá trình phục chế tượng thu hút sự chú ý của các chuyên gia.
Sau đó, một chuyên gia phát hiện trên bụng tượng đất nung kỳ lạ này có dấu vân tay. Ban đầu ông tưởng do ông vô tình để lại dấu vân tay của mình. Tuy nhiên, giới khoa học xác nhận những dấu vết này được để lại bởi các nghệ nhân cổ đại, người đã tạo ra những bức tượng đất nung cách đây 2.000 năm trước.
Thông qua dấu vân tay trên bức tượng đất nung dù chưa thể khẳng định chính xác tuổi tác của người thợ này nhưng một số nhà khảo cổ cho rằng có thể người làm ra bức tượng này là 1 thanh thiếu niên.
Cùng nhau tìm hiểu vấn đề này, các nhà khoa học đã lý giải được nhiều điều hơn về phương pháp và quy trình tạo ra tượng đất nung. Theo đó, vào thời điểm xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng, do thiếu nhân lực để làm tượng đất nung nên có không ít thanh thiếu niên đã được chọn để làm công việc này. Cho thấy rằng việc xây lăng mộ này tốn rất nhiều nhân lực trong nhiều năm.
Bên cạnh dấu vân tay, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy có vết sơn mài ở cánh tay của bức tượng. Những đặc điểm này giúp các chuyên gia có thể hiểu rõ hơn về phương pháp, quá trình chế tác của những nghệ nhân cổ đại làm việc cho hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Theo kết luận của Bảo tàng ở Tây An, bức tượng đất nung có tư thế nằm ngửa trên rất có thể là để mô tả một diễn viên nhào lộn biểu diễn xiếc trong hoàng cung.
Ngoài ra, gần đây giới khảo cổ còn tìm thấy nhiều tượng nung liên quan đến nghệ thuật như tượng diễn viên xiếc, 15 tượng nhạc công ở khu vực khai quật.
Điều này minh chứng rằng, Tần Thủy Hoàng không chỉ đem theo đội quân đất nung, ngựa chiến, cung thủ... sang thế giới bên kia mà còn có cần có thêm những giây phút giải trí từ tượng người biểu diễn xiếc này.
Bức tượng độc đáo đã được bảo tàng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) trưng bày nhân kỷ niệm Ngày Di sản tự nhiên và văn hóa – 11/6/2022.
(Theo Ancient Origins)