Vị quan nào suýt bị chém đầu chỉ vì một quả xoài?
Trong một lần chia xoài giữa yến tiệc, vua Trần sơ ý quên mất vị quan này. Sau đó, ông dám tỏ thái độ giận dỗi ra mặt với vua.
1. Vị quan này là ai?
Hoàng Cự Đà
Yết Kiêu
Dã Tượng
Phạm Ngũ Lão
Chính xác
Sách Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục có chép: “Trước kia, nhà vua ban quả xoài cho những người hầu cận nhưng quên mất Cự Đà. Khi quân Mông Cổ kéo sang, Cự Đà chèo thuyền đi trốn.
Thuyền đến sông Hoàng Giang, gặp thuyền của Thái tử Trần Hoảng từ hạ lưu đi ngược lên. Cự Đà trông thấy liền tránh thuyền sang bờ bên kia. Quan quân liền hô to: “Quân Mông cổ đang ở đâu”. Cự Đà giận dỗi trả lời: “Không biết, đi mà hỏi mấy người được ăn xoài ấy”.
2. Vì tỏ thái độ giận dỗi vua, vị quan này đã bị xử tội gì?
Phạt đi đày
Bị xử chém
Được tha chết
Bị tịch thu tài sản
Chính xác
Sau khi giặc tan, Thái tử Hoảng đề nghị xử Cự Đà cực hình để răn đe những kẻ làm tôi mà bất trung. Tuy nhiên, vua Trần Thái Tông suy nghĩ hồi lâu rồi nói: “Cự Đà đáng tội chém cả họ, nhưng đời xưa đã có chuyện Dương Châm vì không được ăn thịt dê, dẫn đến việc quân nước Tống bị thua. Cái tội của Cự Đà lỗi cũng ở quả nhân, nên tha chết cho nó, cho đi đánh giặc để chuộc tội”.
3. Thái tử Hoảng là người đầu tiên đề nghị xử tội Cừ Đà, ông sau này trở thành vị vua nào?
Vua Trần Thánh Tông
Vua Trần Nhân Tông
Vua Trần Anh Tông
Vua Trần Minh Tông
Chính xác
Thái tử Hoảng chính là vua Trần Thánh Tông. Dưới sự dạy bảo của Thái thượng hoàng Trần Thái Tông, ông đã trở thành một vị minh quân lưu danh sử sách.
4. Việc Cự Đà chạy giặc và gặp Thái tử Hoảng trên sông diễn ra trong kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ mấy?
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Chính xác
Năm 1257, quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt lần thứ nhất. Khi đó, vua dẫn quân nghênh chiến với giặc. Thái tử Hoảng cùng Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung và người thân cận phải lên thuyền lánh xuống mạn Lý Nhân, Hà Nam ngày nay.
5. Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 3 kết thúc, vua tìm được cả một hòm đựng đơn xin hàng giặc. Vua đã làm gì với những kẻ viết đơn này?
Truy ra những kẻ viết đơn và chu di tam tộc
Sai tịch thu hết tài sản của những kẻ viết đơn xin hàng
Bắt chúng đi đày
Sai đốt hết đơn và không tiếp tục truy cứu
Chính xác
Cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và 3 diễn ra rất khó khăn. Nhiều quan, quân đã ra hàng giặc, thậm chí bao gồm cả tôn thất nhà Trần như Trần Ích Tắc và Trần Văn Lộng.
Sách Đại Việt Sử Ký toàn thư chép: “Năm 1289, tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần 3, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng Trần Thánh Tông sai đốt hết và không truy cứu những kẻ phản trắc. Chỉ có những kẻ đầu hàng từ trước, dù bản thân đã chạy sang triều đình giặc, cũng vẫn bị kết án vắng mặt, tịch thu điền sản, tước bỏ quốc tính”.
Một số ý kiến cho rằng Hoàng Cự Đà dù thân mang tội lớn, giận dỗi vua chỉ vì một quả xoài, nhưng ít nhất ông cũng không chạy ra đầu hàng giặc.