Vì sao đi bộ 2 phút sau bữa ăn sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu?

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Sports Medicine, một cuộc đi bộ ngắn từ 2-5 phút là đủ để giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Đi bộ giúp hạ đường huyết như thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích cách các hoạt động thể chất nhẹ (ngồi, đứng và đi bộ) tác động đến sức khỏe tim mạch như thế nào, bao gồm cả lượng insulin và lượng đường trong máu.

Chuyên gia dinh dưỡng Angie Asche, giải thích: “Khi bạn bắt đầu ăn, cơ thể sẽ phá vỡ carbohydrate thành đường trong máu. Đi bộ (và các hình thức tập thể dục khác) giúp tăng độ nhạy insulin, về cơ bản giúp cơ thể quản lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn”.

Cơ bắp của chúng ta yêu cầu cơ thể cung cấp năng lượng để đi bộ, dẫn đến việc giảm lượng đường trong máu. Ảnh: Pexels

Cơ bắp của chúng ta yêu cầu cơ thể cung cấp năng lượng để đi bộ, dẫn đến việc giảm lượng đường trong máu. Ảnh: Pexels

“Những kết quả này đặc biệt quan trọng đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể chất và gây ra các biến chứng sức khỏe về mắt, thận hoặc tổn thương thần kinh”, Michelle Cardel, Giám đốc cấp cao tại WeightWatchers chia sẻ.

Cardel nói: “Ngay cả với những người không mắc bệnh tiểu đường, việc lượng đường trong máu cao mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2”.

Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ nói rằng một đợt tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu lên đến 24 giờ sau khi hoàn thành, mặc dù điều này chắc chắn phụ thuộc vào cường độ và thời gian. Một phân tích tổng hợp nói rằng 7 phút rưỡi hoạt động cường độ cao có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu trong từ 1-3 ngày sau khi đổ mồ hôi.

“Bất kể chúng ta tập thể dục ở mức độ nào, nó thực sự có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và độ nhạy insulin, nghĩa là cho phép cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, do đó làm giảm lượng đường trong máu”, Ehsani nói.

Vì những lợi ích sức khỏe, bạn hãy đặt mục tiêu đi bộ sau bữa ăn khoảng 60-90 phút, đây là lúc lượng đường trong máu có xu hướng đạt đến đỉnh điểm. Bạn có thể đi dạo quanh khu nhà, văn phòng hoặc đứng lên, thay vì ngồi hoặc nằm.

“Ngoài việc giúp giảm lượng đường trong máu, đi bộ còn giúp thúc đẩy tâm trạng, cải thiện sức khỏe tim mạch và củng cố xương và cơ bắp”. Asche cho biết thêm.

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Ảnh: Pexels

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Ảnh: Pexels

Một số cách để quản lý lượng đường trong máu

“Nếu đang ăn một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ có chứa carbohydrate, bạn nên kết hợp nó với protein và chất béo lành mạnh. Protein và chất béo có xu hướng tiêu hóa với tốc độ chậm hơn và thúc đẩy mức độ hài lòng sau bữa ăn cao hơn so với carbs”, Asche nói.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến đồ uống, nước trái cây có đường, bánh nướng và các sản phẩm có chất tạo ngọt, bởi điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu.

TIỂU MINH

Nguồn PLO: https://plo.vn/vi-sao-di-bo-2-phut-sau-bua-an-se-giup-on-dinh-luong-duong-trong-mau-post698571.html