Tại khu vực Trung Đông, nếu nói đến các quốc gia tích cực hơn trong việc mua sắm vũ khí, Không quân Ai Cập không được xếp ở vị trí đầu tiên; nhưng sau năm 2014, Ai Cập đã liên tiếp mua 3 loại máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất từ nước ngoài. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Sau Hiệp định hòa bình lịch sử giữa Ai Cập với Israel năm 1979 (dưới sự giàn xếp của Mỹ), lực lượng Không quân Ai Cập đã được Mỹ trang bị cho hàng trăm chiếc F-16, và trở thành quốc gia sử dụng loại máy bay chiến đấu loại này nhiều nhất tại khu vực Trung Đông. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập - Nguồn: EgyptDailyNews.
Mặc dù Không quân Ai Cập đã có hàng trăm máy bay chiến đấu F-16, nhưng từ năm 2014 đến nay, Ai Cập đã có một quyết định gây bất ngờ, khi nước này đã mua 24 chiếc chiến đấu cơ Rafales từ Pháp, 46 chiếc MiG-29M và 30 chiếc Su-35 từ Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Việc Ai Cập đột nhiên "sôi nổi" mua sắm máy bay chiến đấu hiện đại, điều này làm cho các quốc gia trong khu vực (nhất là Israel và Iran) thắc mắc, Ai Cập mua nhiều máy bay chiến đấu hiện đại làm gì? Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Trên thực tế, những gì Ai Cập làm, không thể tách rời với những thay đổi của tình hình Trung Đông. Niềm tin của Ai Cập vào Mỹ thực sự đã bị kéo xuống một mức thấp mới, sau cuộc đảo chính quân sự tại Ai Cập năm 2013, Mỹ đã dừng viện trợ quân sự cũng như cung cấp vũ khí cho Ai Cập. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng không phải đến khi xảy ra đảo chính năm 2013, kể cả việc mua máy bay chiến đấu F-16 trước kia, Mỹ cũng áp đặt nhiều hạn chế đối với Ai Cập. Mặc dù bán hơn 200 máy bay chiến đấu F-16, Mỹ vẫn cực kỳ hạn chế trong việc cung cấp các loại tên lửa không đối không và không đối đất tầm xa cho nước này. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Suy cho cùng, máy bay chiến đấu cũng chỉ là phương tiện, máy bay sẽ không thể ra chiến trường chiến đấu mà không có vũ khí; tuy nhiên, việc Mỹ bán máy bay chiến đấu mà không cung cấp vũ khí hỗ trợ, quả thực là quá "chơi khó" cho quốc gia Trung Đông này. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Lý do mà Mỹ bán máy bay nhưng không bán kèm vũ khí tầm xa nhằm mục đích không để Ai Cập có thể vượt trội đồng minh số 1 của họ tại khu vực Trung Đông là Israel; vì vậy mặc dù số lượng máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập đông, nhưng không thực sự mạnh. Đây cũng chính là lý do khiến Ai Cập phải tìm cho mình "lối thoát" bằng cách mua máy bay chiến đấu của các nước khác. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29M của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Ai Cập đã tìm đến Pháp để mua chiến đấu cơ Rafale, nhưng năng lực sản xuất máy bay chiến đấu Rafale có hạn và giá máy bay chiến đấu của châu Âu nói chung không hề rẻ; do đó Ai Cập cuối cùng đã đến Nga để mua máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-35. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Rốt cuộc, Mỹ là quốc gia bán vũ khí kèm "tiêu chuẩn kép", Ai Cập đã nhận thức rõ điều này, nếu họ vẫn tiếp tục gắn bó mua vũ khí của Mỹ, cuối cùng thì bản thân Ai Cập cũng có thể bị thiệt hại về kinh tế hoặc rơi vào "thế bí". Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Đó là lý do mặc dù sở hữu số lượng lớn chiến đấu cơ F-16 nhưng Ai Cập vẫn mua máy bay chiến đấu từ khắp nơi trên thế giới, bất chấp việc sử dụng máy bay khác hệ trong biên chế có thể khiến chi phí vận hành bị đội lên rất lớn. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Qua sự cố tiêm kích F-16 của Không quân Ai Cập, không khó để chúng ta nhận thấy rằng, Mỹ luôn áp dụng "tiêu chuẩn kép" trong việc mua bán vũ khí. Vì vậy những quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ, thường cân nhắc xem, nếu khi xảy ra tình huống, liệu Mỹ còn tiếp tục cung cấp vũ khí không; nếu không, những chiếc máy bay có trị giá hàng trăm triệu USD cũng chỉ để "làm cảnh". Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Về vấn đề này, Nhật Bản chắc chắn là một trong những quốc gia thận trọng và cầu tiến hơn cả, mặc dù ai cũng biết mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ là đồng minh "thân thiết"; Nhật Bản được "ưu tiên" mua máy bay thế hệ thứ 5 F-35 đầu tiên. Mặc dù Nhật Bản không phải là quốc gia cùng với Mỹ phát triển loại chiến đấu cơ này. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Mỹ còn ưu ái Nhật Bản khi bố trí dây chuyền sản xuất F-35 tại Nhật Bản. Lý do là Nhật Bản sẽ là khách hàng "sộp" của loại chiến đấu cơ này; nhưng cho dù như vậy, Nhật Bản vẫn không từ bỏ kế hoạch về phát triển thế hệ máy bay chiến đấu mới cho riêng mình. Có thể nhận thấy, việc mua bán vũ khí với các quốc gia lớn, là điều mà mỗi quốc gia có chủ quyền cần đề phòng. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Tiến Minh