Vì sao nên hạn chế bảo quản cơm quá nóng trong hộp nhựa?
Việc bảo quản cơm quá nóng trong hộp nhựa tưởng chừng tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường cho sức khỏe mà nhiều người không hề hay biết.
Tích trữ cơm nguội để dùng dần là thói quen phổ biến trong nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia vừa đưa ra một cảnh báo đáng lo ngại về thói quen này.

Việc bảo quản cơm quá nóng trong hộp nhựa tưởng chừng tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe mà nhiều người không hề hay biết. Ảnh: Ai
Gạo là lương thực chủ yếu của người Việt, và việc nấu một nồi cơm lớn rồi cất đi để tiết kiệm thời gian là điều dễ hiểu. Thế nhưng, sự tiện lợi đó có thể đánh đổi bằng những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu bạn vẫn thường xuyên bảo quản cơm nóng trong hộp nhựa, hãy cân nhắc lại ngay.
Những thực phẩm "cấm kỵ" với hộp nhựa
Mặc dù hình ảnh cơm và các loại ngũ cốc đã nấu chín được bảo quản trong hộp nhựa đã quá quen thuộc trong gian bếp, bạn nên hạn chế tối đa thói quen này trong sinh hoạt hàng ngày.
Lý do chính là theo các chuyên gia, môi trường ẩm ướt dễ hình thành bên trong hộp nhựa lại là "mảnh đất màu mỡ" cho nấm mốc sinh sôi. Sự tích tụ hơi ẩm này dẫn đến việc sản sinh ra aflatoxin và mycotoxin – những độc tố có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và thận của bạn.
Không chỉ bảo quản cơm nóng trong hộp nhựa mà một số loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày khác cũng nên được "tránh xa" để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Rau lá xanh: Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi rau lá xanh đã cắt được bảo quản trong hộp nhựa, chúng sẽ nhanh chóng mất đi độ ẩm tự nhiên. Nguy hiểm hơn, sự tích tụ hơi ẩm bên trong hộp còn tạo điều kiện thuận lợi cho độc tố hình thành, gây hại cho cơ thể.
Đậu lăng và các loại đậu đã nấu chín: Nhiều người có thói nấu chín thực phẩm này rồi cất trong tủ lạnh bằng hộp nhựa để dùng dần. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến sự thất thoát đáng kể lượng kali và magie vốn có trong đậu, khiến bạn chỉ hấp thụ "calo rỗng" mà không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Trái cây giàu vitamin C: Các loại trái cây "vàng" cho sức khỏe như cam, ớt chuông... sẽ bị hao hụt lượng vitamin C và chất chống oxy hóa quý giá do môi trường kín khí bên trong hộp nhựa. Tốt nhất, bạn nên tránh bảo quản chúng trong loại hộp này.
Những lưu ý quan trọng trước khi bảo quản thực phẩm trong hộp nhựa
Mặc dù các chuyên gia không khuyến khích việc bảo quản thực phẩm nói chung trong hộp nhựa, nhưng nếu bạn vẫn ưu tiên lựa chọn này, hãy ghi nhớ kỹ hai nguyên tắc sau.
Dù hộp nhựa của bạn có được dán nhãn "an toàn cho lò vi sóng", việc hâm nóng hoặc nấu thức ăn trong đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhựa có xu hướng giải phóng các hóa chất độc hại, có thể ngấm vào thức ăn bạn tiêu thụ.
Tương tự như khi đun nóng, nước nóng cũng có thể kích hoạt các phản ứng hóa học từ nhựa. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước đóng chai hoặc thực phẩm được bảo quản trong hộp nhựa ở một mức độ nhất định.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình một cách tốt nhất, hãy cân nhắc chuyển sang sử dụng các loại hộp đựng làm từ thủy tinh hoặc thép không gỉ thay vì hộp nhựa, đặc biệt là khi bảo quản cơm và các loại thực phẩm đã nấu chín.