Vì sao Thổ công và Hà bá từng đánh nhau long trời lở đất?

Thổ công và Hà bá đánh nhau qua lại liên miên làm cho dân tình kiệt quệ, đất lở, cây cối ngổn ngang, nước sông đục ngầu. Có sự tình này là do đâu?

Cha ông ta thường nói “ Đất có Thổ công, sông có Hà bá”, với hàm ý rằng nơi nào cũng có người cai quản, không được vi phạm quyền làm chủ của họ. Có cả một sự tích ly kỳ phía sau câu nói quen thuộc này.

Cha ông ta thường nói “ Đất có Thổ công, sông có Hà bá”, với hàm ý rằng nơi nào cũng có người cai quản, không được vi phạm quyền làm chủ của họ. Có cả một sự tích ly kỳ phía sau câu nói quen thuộc này.

Cuốn Truyện cổ nước Nam của tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (NXB Văn học, 2003) viết rằng, một hôm, con quỷ từ trên trời xuống thấy Thổ công thì cai quản một vùng rộng lớn, còn Hà bá chỉ cai quản một vùng nước chạy quanh vùng của Thổ công.

Cuốn Truyện cổ nước Nam của tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (NXB Văn học, 2003) viết rằng, một hôm, con quỷ từ trên trời xuống thấy Thổ công thì cai quản một vùng rộng lớn, còn Hà bá chỉ cai quản một vùng nước chạy quanh vùng của Thổ công.

Con quỷ mới nảy ra ý đồ định chiếm ngự một phần sông, một phần đất ở vùng này để đắp lũy xây thành làm thủy tổ của quỷ. Nó gặp Thổ công để xin cho được xây thành. Được Thổ công đồng ý, thế là nó xây.

Con quỷ mới nảy ra ý đồ định chiếm ngự một phần sông, một phần đất ở vùng này để đắp lũy xây thành làm thủy tổ của quỷ. Nó gặp Thổ công để xin cho được xây thành. Được Thổ công đồng ý, thế là nó xây.

Trước khi xây nó không làm lễ tạ nên Hà bá tức lắm. Hà bá bèn phái cho nước chảy vào đất theo mạch nước ngầm. Hễ thành cứ xây được đến đâu, là nước lại xói mòn nên thành lại bị đổ.

Trước khi xây nó không làm lễ tạ nên Hà bá tức lắm. Hà bá bèn phái cho nước chảy vào đất theo mạch nước ngầm. Hễ thành cứ xây được đến đâu, là nước lại xói mòn nên thành lại bị đổ.

Thổ công thấy nước xâm phạm đến địa phận của mình cai quản cũng giận không kém. Thổ công làm phép khiến, cứ thấy nước ở đâu là lấy đất chắn ngang, không cho nước chảy lan ra được nữa.

Thổ công thấy nước xâm phạm đến địa phận của mình cai quản cũng giận không kém. Thổ công làm phép khiến, cứ thấy nước ở đâu là lấy đất chắn ngang, không cho nước chảy lan ra được nữa.

Lúc này ở dưới thủy phủ, thần Hà bá thấy nguồn nước của mình bị tắc, lấy làm bực bội. Hà bá cho nước dâng lên cao, đánh cho đất phải long lở tan ra mà trôi cả xuống nước.

Lúc này ở dưới thủy phủ, thần Hà bá thấy nguồn nước của mình bị tắc, lấy làm bực bội. Hà bá cho nước dâng lên cao, đánh cho đất phải long lở tan ra mà trôi cả xuống nước.

Thế là Thổ công và Hà bá đánh nhau qua lại liên miên làm cho dân tình kiệt quệ, đất lở, cây cối ngổn ngang, nước sông đục ngầu. Cuối cùng cả hai mệt mỏi, mới nhận ra là con quỷ làm bậy bạ.

Thế là Thổ công và Hà bá đánh nhau qua lại liên miên làm cho dân tình kiệt quệ, đất lở, cây cối ngổn ngang, nước sông đục ngầu. Cuối cùng cả hai mệt mỏi, mới nhận ra là con quỷ làm bậy bạ.

Hai thần gặp nhau để giảng hòa. Hà bá nói: "Ta Thần Sông, cai quản sông, kẻ nào xâm phạm sông của ta thì ta khắc trị". Thổ công cũng nói "Ta Thần Đất, kẻ nào xâm phạm đất của ta thì không xong với ta". Rồi cả hai tuyên thệ: “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”...

Hai thần gặp nhau để giảng hòa. Hà bá nói: "Ta Thần Sông, cai quản sông, kẻ nào xâm phạm sông của ta thì ta khắc trị". Thổ công cũng nói "Ta Thần Đất, kẻ nào xâm phạm đất của ta thì không xong với ta". Rồi cả hai tuyên thệ: “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”...

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-tho-cong-va-ha-ba-tung-danh-nhau-long-troi-lo-dat-1486041.html