Vị vua nào giết hổ dữ, khiến tướng giặc sợ hãi phát bệnh mà chết?

Xuất thân trong gia đình hào trưởng, ông có sức khỏe tráng kiệt, từng lôi trâu, đánh hổ, lãnh đạo khởi nghĩa chống đô hộ phương Bắc, khiến tướng giặc khiếp sợ.

1. Vua nào từng nổi tiếng với giai thoại tự mình giết hổ dữ để trừ hại cho dân?

A

Ngô Quyền

B

Mai Thúc Loan

C

Phùng Hương

Theo sách Lịch sử Việt Nam, Phùng Hưng (746 - 791) sống ở thế kỷ 8, xuất thân dòng dõi hào trưởng đất Đường Lâm thuộc Giao Châu (nay là thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Bố ông là Phùng Hạp Khanh, một người hiều tài, đức độ, đã theo vua Mai Hắc Đế khởi nghĩa sau đó bị phát giác, mất chức rồi về chăm nom ruộng vườn và dần trở nên giàu có.
"Ông bà một lần sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Con lớn là Hưng, con thứ hai là Hãi, con thứ ba là Dĩnh. Lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể lôi trâu, đánh hổ. Năm 18 tuổi, cha mẹ mất, ba anh em đều đôn thuận, hiếu kính, hay làm những việc nhân đức ân nghĩa. Tương truyền, lúc trẻ, Phùng Hưng giết chết một con hổ dữ cứu dân lành, sách viết.

D

Triệu Việt Vương

2. Phùng Hưng là hậu duệ của vị quan lang nổi tiếng nào từng vào uống rượu trong cung vua Đường Cao Tổ?

A

Phùng Hạp Khanh

B

Phùng Trương

C

Phùng Tói Cái

Tương truyền, Phùng Hưng là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người từng vào cung vua Đường Cao Tổ (Trung Hoa) dự yến tiệc.

D

Phùng Thủ Dĩ

3. Phùng Hưng khởi binh chống lại ách đô hộ của triều đình nhà nào ở phương Bắc để giành nền tự chủ cho Giao Châu?

A

Nhà Đường

Theo cuốn Lịch sử Việt Nam, nửa sau thế kỷ 8, triều đình nhà Đường ngày càng suy yếu, các thế lực phong kiến địa phương, bao gồm cả những viên đô hộ Giao Châu tìm mọi cách tăng cường quyền lực. Cao Chính Bình - tên quan đô hộ ở An Nam (tên gọi của Giao Châu dưới thời thuộc Đường) lúc đó ra sức bòn rút của cải của nhân dân, tự ý trưng thu thuế má rất nặng. Sự tham lam tàn bạo của bọn quan lại đô hộ khiến các hào trưởng địa phương người Việt bất bình, trăm họ không chịu nổi sự nhũng nhiễu ấy.
Trước bối cảnh đó, năm 766 Phùng Hưng cùng hai người em sinh ba đã hiệu triệu nhân dân nổi lên chống lại nhà Đường.
Khởi nghĩa ban đầu ở vùng Đường Lâm quê ông, sau phát triển rộng ra các miền xung quanh, nhưng chủ yếu là nhân dân ở Giao Châu tham gia, tạo dựng được thanh thế lớn mạnh.
Phùng Hưng và anh em đã lấy được phủ thành Tống Bình (Hà Nội). "Nghĩa quân trấn giữ ở những nơi hiểm yếu, tích lương, nuôi quân, tự thủ chống lại nhà Đường. Các viên quan đô hộ nhiều lần đem quân đi đàn áp nhưng không được.

B

Nhà Tống

C

Nhà Chu

D

Nhà Tây Hán

4. Viên quan cai trị nhà Đường nào sợ đến phát bệnh mà chết khi bị nghĩa quân Phùng Hưng tấn công?

A

Tiên Tư

B

Cao Biền

C

Cao Chính Bình

Đội quân của Phùng Hưng và nhà Đường kiến trì chiến đấu gần 20 năm, hai bên cầm cự nhau, được thua chưa quyết.
Đến năm 791, Phùng Hưng tiến quân xuống vây đánh phủ Tống Bình (lúc này gọi là La Thành). Trước sức mạnh của nghĩa quân Phùng Hưng, quan đô hộ Cao Chính Bình không dám ra đánh, đóng chặt cổng thành cố thủ, sau đó sợ hãi sinh bệnh mà chết..

D

Trần Bá Tiên

5. Phùng Hương trị vì đất nước trong bao nhiêu năm?

A

7

Sau khi chiếm được phủ thành Giao Châu, năm 784, Phùng Hưng lên ngôi vua lấy tên Bố Cái đại vương.
Theo Việt điện u linh, ông "vào phủ đô hộ coi việc được hơn 7 năm thì mất" tháng 5/791. Đến. nay, người dân lập đến thờ như ở quê hương ông, Đường Lâm (Hà Nội), đình Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội), đình Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, Ninh Bình)... Lăng mộ của ông ngày nay nằm ở đầu phố Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội).

B

8

C

9

D

10

6. Sau khi Phùng Hưng mất, ai là người kế vị?

A

Anh trai

B

Em trai

C

Con trai

Theo Lịch sử Việt Nam, sau khi Phùng Hưng mất, các tướng muốn lập em trai thứ của ông là Phùng Hãi nối ngôi. Tuy nhiên, một đại thần vào hạng Đầu mục không theo, bèn đưa con trai của Phùng Hưng là Phùng An lên kế vị, rồi đem quân chống lại Phùng Hãi.
"Để tránh cốt nhục tương tàn, Phùng Hãi cùng Phùng Dĩnh trút bỏ vũ khí, đổi họ thay tên vào ẩn trong động Chu Nham, về sau không rõ kết cục ra sao", sách viết.
Phùng An sau khi lên ngôi đã tôn cha là Bố Cái đại vương hàm ý tôn vinh ông như vua cha của dân chúng.

D

Cháu trai

7. Phùng An để mất quyền kiểm soát Giao Châu vào tay nhà Đường thế nào?

A

Mua chuộc cận thần

B

Đàn áp

C

Xử tử cả nhà

D

Không đánh mà hàng

Phùng An lên nắm binh quyền được 2 năm thì Đô hộ Triệu Xương nhà Đường dụ hàng. Nhà Đường từ đó kiểm soát lại Giao Châu.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép lại sự kiện này: "Mùa thu, tháng 7, ngày Canh Thìn, nhà Đường lấy Triệu Xương làm đô hộ. Xương vào cõi, lòng dân bèn yên. Xương sai sứ dụ An, An đem quân hàng. Xương đắp thêm La Thành kiên cố hơn trước, ở chức 17 năm".

Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa chống lại đô hộ phương Bắc. (Nguồn: VTV.VN)

Hà Cường

Nguồn VTC: https://vtc.vn/vi-vua-nao-giet-ho-du-khien-tuong-giac-so-hai-phat-benh-ma-chet-ar768798.html