Viêm tuyến giáp có nguy hiểm không? Làm gì để không bị viêm tuyến giáp?

Viêm tuyến giáp còn có thể gây biến chứng thành một tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là cơn bão giáp...

Bài viết sử dụng thông tin tư vấn sức khỏe từ ThS.BS Hoàng Vũ - Bệnh viện Bạch Mai

Viêm tuyến giáp có nguy hiểm không?

Ở từng thể viêm tuyến giáp sẽ có khả năng gây ra các biến chứng khác nhau. Ở thể viêm tuyến giáp sinh mủ, bệnh nhân có thể bị bất cứ biến chứng nào của nhiễm trùng.

Còn với thể viêm tuyến giáp bán cấp hoặc mạn gây biến chứng do chèn ép vào các cơ quan vùng cổ gây khó thở. Thể bướu giáp Riedel gây liệt dây thanh âm.

Viêm tuyến giáp Hashimoto có thể gây suy giáp hoặc cường giáp thoáng qua. Đôi khi có thể xuất hiện bệnh Graves (Basedow).

Viêm tuyến giáp mạn có thể đi kèm với ung thư hoặc u lympho. Cần phải cân nhắc đến chẩn đoán này nếu bệnh nhân có tuyến giáp to, không đau tiếp tục to lên mặc dù đã được điều trị.

Viêm tuyến giáp Hashimoto có thể đi kèm với bệnh Addison, suy cận giáp, đái tháo đường, thiếu máu ác tính, xơ gan mật, bạch biến và một số bệnh tự miễn khác.

Ngoài ra, viêm tuyến giáp còn có thể gây biến chứng thành một tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là cơn bão giáp. Điều này có thể diễn ra nếu bạn bị cường giáp trong thời gian dài không được điều trị hoặc điều trị không đúng mức.

Một số triệu chứng của cơn bão giáp cần đến ngay cơ sở y tế là: sốt cao, nhịp tim nhanh, dễ kích động, mê sảng...

Một số triệu chứng của cơn bão giáp cần đến ngay cơ sở y tế là: sốt cao, nhịp tim nhanh, dễ kích động, mê sảng...

Cần lưu ý các triệu chứng của cơn bão giáp và đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:

Sốt cao
Nhịp tim nhanh (hơn 140 nhịp/phút).
Dễ kích động, cáu kỉnh hoặc lo lắng.
Mê sảng

Viêm tuyến giáp có những thể nào?

Các thể viêm tuyến giáp bao gồm:

1.Viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là bệnh Hashimoto, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính và viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính. Viêm tuyến giáp Hashimoto là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến tuyến giáp. Trong bệnh Hashimoto, các tế bào hệ thống miễn dịch tấn công và làm chết các tế bào sản xuất hormone của tuyến giáp. Bệnh thường dẫn đến suy giáp, hiếm khi gây cường giáp.

Bệnh Hashimoto và suy giáp thường xảy ra cùng nhau. Nhưng không phải ai mắc bệnh Hashimoto cũng sẽ bị suy giáp. Và không phải tất cả các trường hợp suy giáp đều do Hashimoto.

2.Viêm tuyến giáp bán cấp (De Quervain)

Viêm tuyến giáp bán cấp còn được coi là viêm giáp do virus (viêm giáp tế bào khổng lồ). Thường xảy ra sau nhiễm virus vài tuần lễ. Triệu chứng lâm sàng là tuyến giáp thường sưng to, rất đau và bệnh nhân thường đau tăng khi nuốt. Đau cổ có thể lan lên tai (có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên tai). Đau khắp cổ, hàm và vùng thái dương. Nếu không đau thì được gọi là "viêm tuyến giáp im lặng".

Các triệu chứng có thể tồn tại hàng tuần hoặc hàng tháng và có thể đi kèm các dấu hiệu của nhiễm độc giáp (run, vã mồ hôi, sút cân…) và mệt mỏi khó chịu. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 40-50, và phổ biến ở nữ giới.

Để hạn chế nguy cơ viêm tuyến giáp chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress và thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Để hạn chế nguy cơ viêm tuyến giáp chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress và thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

3.Viêm tuyến giáp cấp (do vi trùng sinh mủ)

Đây là trường hợp viêm tuyeén giáp hiếm gặp, bệnh gây đau nhiều, sưng nề và đỏ ở vùng tuyến giáp. Nguyên nhân là do vi trùng xâm nhập từ vùng lân cận: viêm hầu họng, nhiễm trùng vùng đầu cổ, qua đường máu. Một số trường hợp viêm nhiễm hiếm có thể đưa đến áp xe lạnh như: giang mai, lao, nấm. Viêm giáp do xạ sau khi điều trị I131 có thể đến vài tuần tuyến giáp sưng đau do phóng thích các hormone vào máu.

Triệu chứng của viêm tuyến giáp cấp bao gồm: sốt, lạnh, run, đổ mồ hôi; đau vùng tuyến giáp, khó khăn khi nói và nuốt. Ngoài ra còn có các triệu chứng của nhiễm trùng. Tổ chức viêm tại nơi vi trùng xâm nhập, áp xe hóa một bên hoặc cả hai bên, có dấu phập phồng, da trên bướu phù nề, ấm, hạch bạch huyết vùng cổ sưng to.

Đây là bệnh xảy ra do nhiễm vi khuẩn.

4.Viêm tuyến giáp mạn tính xơ hóa Riedel

Viêm tuyến giáp Riedel có nhiều tên gọi khác nhau như: viêm tuyến giáp xơ hóa mạn tính, bướu giáp Riedel, viêm tuyến giáp cứng như gỗ, viêm tuyến giáp gỗ và viêm tuyến giáp xâm lấn. Đây là một thể viêm tuyến giáp hiếm gặp nhất, và gặp chủ yếu ở phụ nữ trung niên hoặc lớn tuổi. Bệnh không có biểu hiện viêm, cũng không có biểu hiện tự miễn, có sự xâm nhập xơ toàn bộ tuyến giáp.

Bệnh thường gây suy giáp và có thể gây cả suy cận giáp. Tuyến giáp thường to, không cân xứng, cứng do sự xâm lấn xơ. Và xơ thường dính vào các cơ quan vùng cổ gây khó vận động cổ hoặc các triệu chứng chèn ép và xâm lấn như khó nuốt, khó thở, khàn tiếng. Bệnh thường là một biểu hiện của hội chứng xơ hóa hệ thống đa ổ gồm xơ hóa sau phúc mạc, trung thất, sau nhãn cầu và đường mật.

Ở hầu hết phụ nữ, chức năng tuyến giáp trở lại bình thường trong vòng 12 tháng sau khi sinh.

Ở hầu hết phụ nữ, chức năng tuyến giáp trở lại bình thường trong vòng 12 tháng sau khi sinh.

5. Viêm tuyến giáp sau sinh

Viêm tuyến giáp sau sinh là một tình trạng hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mới sinh con. Nó phổ biến nhất ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và tiền sử viêm tuyến giáp sau sinh. Ở hầu hết phụ nữ, chức năng tuyến giáp trở lại bình thường trong vòng 12 tháng sau khi sinh, mặc dù nồng độ hormone tuyến giáp thấp đôi khi có thể là vĩnh viễn.

6. Viêm tuyến giáp không đau

Đây là bệnh không rõ nguyên nhân. Thường do virus và giống dạng viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain không có triệu chứng, hoặc viêm giáp Hasimoto.

Giống như viêm tuyến giáp sau sinh, có thể có một giai đoạn nồng độ hormone tuyến giáp cao (nhiễm độc giáp) gây ra các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh (5-7%). Triệu chứng lâm sàng của viêm tuyến giáp không đau bao gồm: bướu giáp chắc, không đau, không bị lồi mắt.

Ngoài ra có dấu hiệu độc giáp thường gặp nhưng thay đổi và thoáng qua. Giai đoạn nhiễm độc giáp có khi kéo dài tới 3 tháng và thường ở mức độ trung bình.

Làm gì để không bị viêm tuyến giáp?

Hiện tại nguyên nhân gây ra các bệnh viêm tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ. Không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, để phát hiện bệnh sớm và tăng hiệu quả điều trị viêm tuyến giáp, chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Có chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý
Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress.
Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

ThS.BS Hoàng Vũ

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/viem-tuyen-giap-co-nguy-hiem-khong-lam-gi-de-khong-bi-viem-tuyen-giap-169230215165959139.htm