Việt Nam chuyển mình với những thành tựu chuyển đổi số toàn diện

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình chuyển đổi số. Sự chuyển mình này không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển bền vững.

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình chuyển đổi số.

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình chuyển đổi số.

Phát triển Chính phủ số

Trong năm 2024, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trên môi trường số tiếp tục được phát triển, hoàn thiện theo hướng trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Chính phủ đã giao 5.117 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương, với hệ thống cung cấp API kết nối với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của 3 bộ và 19 địa phương. Hệ thống họp và xử lý công việc đã phục vụ 23 phiên họp, xử lý 657 Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 250.600 hồ sơ giấy. Tổng cộng, hệ thống đã phục vụ 111 hội nghị, xử lý 2.662 phiếu và thay thế khoảng 953.700 hồ sơ giấy.

Một trong những kết quả nổi bật trong phát triển Chính phủ số là việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Năm 2024, 100% người dân sử dụng VNeID để đăng nhập dịch vụ công trực tuyến, với hơn 93,7 triệu lượt truy cập vào cuối tháng 11/2024. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 45%, tăng 28% so với 2023, trong đó khối bộ đạt 62,48%.

Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.475 dịch vụ công trực tuyến, chiếm 70,8% tổng số thủ tục hành chính, và đồng bộ hơn 382 triệu hồ sơ trạng thái xử lý, tăng 82,5 triệu so với năm 2023.

Tìm ra mô hình thúc đẩy phát triển kinh tế số

Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 50%/năm.

Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 50%/năm.

2024 là năm phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế (kinh tế số ngành, lĩnh vực), quản trị số, dữ liệu số - động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững".

Tỷ trọng kinh tế số trong GDP (ước tính) đạt 18,3%, tăng trưởng 20% so với năm 2023. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ này, Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025. Trong đó, Công nghiệp ICT chiếm tỷ trọng 9,33% (tương đượng 51%), kinh tế số ngành, lĩnh vực chiếm tỷ trọng 8,97% (tương đương 49%). Không gian phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực còn rất lớn trong thời gian tới.

Tỷ trọng kinh tế số ICT công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông chiếm 10,07% GDP; doanh thu dự kiến 3.949.469 tỷ đồng (154,76 tỷ USD), tăng 12,3% so với năm 2023 (137 tỷ USD); kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 133,2 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2023.

Tính đến ngày 31/11/2024, số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động là 74.000 doanh nghiệp, trong đó, cuối năm tăng lên 1.900 doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng 26,67% so với năm trước, với tổng doanh thu khoảng 11,5 tỷ USD, tăng 53,3% so với năm trước. Tỷ lệ giá trị Việt Nam/doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 31,8%, tăng 3,1% so với năm 2023; là 1 trong 6 quốc gia trên thế giới làm chủ được công nghệ 5G…

Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước vượt mốc 25 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2023. Việt Nam đang được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Năm 2024 cũng là lần đầu tiên Việt Nam tìm ra mô hình thúc đẩy phát triển kinh tế số. Theo đó, triển khai 4 chương trình thúc đẩy kinh tế số (năm 2024 - 2025) trong các ngành: thương mại điện tử, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh và du lịch thông minh. Mô hình thúc đẩy phát triển kinh tế số đã được thí điểm thành công theo Chương trình hỗ trợ cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Bộ TT&TT và Bộ Công Thương đã ký kết Biên bản hợp tác để triển khai mô hình này trên toàn quốc.

Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt dẫn đầu Đông Nam Á

Tính đến nay, số lượng tải các ứng dụng di động của Việt Nam duy trì top 11 thế giới. Tỷ lệ truy cập các nền tảng số "Make in Vietnam" đạt 25,25%, tăng 5,62% so với năm 2023, lần đầu tiên vượt thị phần 20% so với các nền tảng nước ngoài.

Từ ngày 1/7/2024, tài khoản VNeID (Ứng dụng định danh điện tử) trở thành tài khoản chính khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nâng cao tính tiện lợi cho người dùng. Đến nay, số lượng tài khoản người dùng trên ứng dụng VNeID đã kích hoạt trên 55,25 triệu, vượt mục tiêu 40 triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNelD trong Đề án 06.

100% học sinh mầm non, phổ thông có hồ sơ số hóa trên cơ sở dữ liệu.

100% học sinh mầm non, phổ thông có hồ sơ số hóa trên cơ sở dữ liệu.

Chứng thư chữ ký số cấp cho người dân trưởng thành năm 2024 đạt 12,5 triệu, tăng 58,61% so với với năm 2023, nâng tỷ lệ người trưởng thành có chữ ký số lên 25%. Trong khi đó, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87,08%, vượt mục tiêu 80% của Chiến lược Quốc gia. 100% bệnh viện, trung tâm y tế công, cơ sở giáo dục đại học triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, với tốc độ tăng trưởng đạt hơn 50%/năm, dẫn đầu Đông Nam Á.

Trong lĩnh vực y tế và giáo dục, 90% người tham gia bảo hiểm có sổ sức khỏe điện tử đã đạt mục tiêu đến năm 2025 đề ra. 95% trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số (mục tiêu 2025 là 100%).

100% học sinh mầm non, phổ thông (khoảng 23,5 triệu học sinh) đã có hồ sơ số hóa trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. 100% sinh viên (2,1 triệu) đã có hồ sơ số hóa trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, hoàn thành mục tiêu 2025 đề ra trước 1 năm. 100% các cơ sở đào tạo đại học đã triển khai các hệ thống thông tin quản lý giáo dục và học liệu số. 100% cơ sở giáo dục đại học đã triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số ở các mức độ khác nhau…

Chuyển đổi số được coi là một chiến lược dài hạn, đem lại cơ hội để Việt Nam phát triển nền kinh tế số bền vững và hiện đại hóa toàn diện. Chính phủ đang tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, hướng tới mục tiêu bao gồm mọi tầng lớp dân cư và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Quỳnh Anh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/viet-nam-chuyen-minh-voi-nhung-thanh-tuu-chuyen-doi-so-toan-dien.html