Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm xuất khẩu gạo 44% vào năm 2030
Ngày 25/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Đáng chú ý, chiến lược này đặt mục tiêu giảm 44% khối lượng xuất khẩu gạo đến năm 2030.
Tập trung về chất thay vì lượng
Theo Chiến lược xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Để thực hiện được chiến lược này, Việt Nam chấp nhận giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn (tương đương khoảng 2,62 tỷ USD) từ mức 7,2 triệu tấn vào năm 2022.
Cụ thể, chính phủ lên kế hoạch chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu: giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp thấp và trung bình, nâng tỷ trọng các loại gạo đặc sản, gạo phẩm cấp cao. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu của Việt Nam đạt trên 20% và năm 2030 là trên 40%.
Đồng thời, chiến lược đặt mục tiêu đẩy mạnh tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030.
Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng sẽ chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu, đặc biệt tăng cường tỷ trọng xuất khẩu các châu lục khác như châu Phi, châu Mỹ và châu Âu.
Phấn đấu đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
Việt Nam sẽ tập trung vào cải thiện và phát triển chất lượng thay vì số lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Tóm lại, mục tiêu của chiến lược này đó là phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả, gia tăng thị phần gạo Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường các nước phát triển.
Bên cạnh đó, mục tiêu thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó là Việt Nam sẽ tập trung vào cải thiện và phát triển chất lượng thay vì số lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó "thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Cải thiện thị phần gạo theo khu vực
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Việt Nam đã có những định hướng phát triển thị trường cụ thể, theo từng khu vực.
Đối với thị trường Đông Bắc Á, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần gạo trongtổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc từ 8,7% năm 2021 lên khoảng 20% năm2025 và khoảng 23% năm 2030; thị phần vào thị trường Nhật Bản từ 0,1% năm 2021lên khoảng 0,5% vào năm 2025 và khoảng 1% vào năm 2030. Trong khi đó, vẫn giữ vữngthị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực, nhất là các thị trường chủchốt như Philippines, Indonesia, Malaysia,...
Trên thị trường châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo.
Trong giai đoạn 2023 - 2030, Việt Nam cũng sẽ chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu, đặc biệt tăng cường tỷ trọng xuất khẩu các châu lục khác như châu Phi, châu Mỹ và châu Âu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chú chú trọng khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Từ đó, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần gạo trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,7% năm 2021 lên khoảng 1,5% vào năm 2025, khoảng 2% vào năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.
Với thị trường châu Âu, Việt Nam sẽ tập trung khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do với khu vực như EVFTA, UKVFTA, EAEU để tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường.
Tại khu vực này, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần gạo trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á – Âu với muc tiêu thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 1,6% năm 2021 lên khoảng 7% vào năm 2025, khoảng 10% năm 2030. Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức khoảng 25%.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng thị phần gạo ở hầu hết các quốc gia Tây Âu như: Pháp là từ 2,3% năm 2021 lên khoảng 2% vào năm 2025 và khoảng 3,5%; Đức từ 1,8% vào năm 2021 lên khoảng 2% năm 2025 và khoảng 2,5% vào năm 2030; Cộng hòa Séc từ 7,7% năm 2021 lên khoảng 8,5% năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.
Cuổi cùng, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ 1,5% năm 2021 lên khoảng 3% vào năm 2025, khoảng 5% vào năm 2030, tăng thị phần tại thị trường Mexico lên 0,2% vào năm 2025, khoảng 0,5% vào năm 2030; tại thị trường Haiti từ 6,5% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025, khoảng 10% vào năm 2030.
Tại thị trường Úc, Việt Nam đặt mục tiêu tăng thị phần tại thị trường này từ 14% năm 2021 lên khoảng 16% vào năm 2025 và khoảng 19% vào năm 2030...