Việt Nam xưa qua tranh của 'cha đẻ' trường Mỹ thuật Đông Dương

Victor Tardieu là người sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là ĐH Mỹ thuật Việt Nam) - ngôi trường sản sinh ra nhiều danh họa của nước Việt thời hiện đại. Cùng xem lại những bức tranh của ông về đất nước và con người Việt Nam xưa.

"Phố của những người đổi tiền" (Rue des Changeurs - phố Hàng Bạc ngày nay), tranh sơn dầu của Victor Tardieu. Victor Tardieu (1870- 1937) là một họa sĩ người Pháp đã đóng góp công sức rất lớn cho việc xây dựng nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

"Phố của những người đổi tiền" (Rue des Changeurs - phố Hàng Bạc ngày nay), tranh sơn dầu của Victor Tardieu. Victor Tardieu (1870- 1937) là một họa sĩ người Pháp đã đóng góp công sức rất lớn cho việc xây dựng nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

"Một góc phố ở Hà Nội", phác họa màu bằng sơn dầu, Victor Tardieu, 1921. Đến với nghệ thuật hội họa từ rất sớm, thời trẻ Victor Tardieu đã theo học tại Trường Mỹ thuật Lyon và Trường Mỹ thuật Paris. Khi còn ở Pháp, ông đã giành được nhiều giải thưởng cao quý.

"Một góc phố ở Hà Nội", phác họa màu bằng sơn dầu, Victor Tardieu, 1921. Đến với nghệ thuật hội họa từ rất sớm, thời trẻ Victor Tardieu đã theo học tại Trường Mỹ thuật Lyon và Trường Mỹ thuật Paris. Khi còn ở Pháp, ông đã giành được nhiều giải thưởng cao quý.

"Chợ bên sông", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng năm 1924. Khi Thế chiến I kết thúc, Tardieu nhận giải thưởng Indochine (Đông Dương) cho các tác phẩm của mình. Phần thưởng là một chuyến viễn du tới xứ Đông Dương trong vòng một năm.

"Chợ bên sông", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng năm 1924. Khi Thế chiến I kết thúc, Tardieu nhận giải thưởng Indochine (Đông Dương) cho các tác phẩm của mình. Phần thưởng là một chuyến viễn du tới xứ Đông Dương trong vòng một năm.

"Những con thuyền và cây dừa", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng năm 1921-1922. Tháng 1/1921, từ cảng Marseille, Victor Tardieu khởi hành đến Việt Nam. Ông không ngờ rằng mảnh đất xa xôi này sẽ níu chân ông lại cho đến cuối đời.

"Những con thuyền và cây dừa", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng năm 1921-1922. Tháng 1/1921, từ cảng Marseille, Victor Tardieu khởi hành đến Việt Nam. Ông không ngờ rằng mảnh đất xa xôi này sẽ níu chân ông lại cho đến cuối đời.

"Lăng Minh Mạng ở Huế", sơn dầu, Victor Tardieu. Ngày 2/2/1921, Victor Tardieu tới Sài Gòn rồi sau đó di chuyển đến Hà Nội. Tại đây ông đã nhận lời vẽ trang trí cho tòa nhà đang xây của Đại học Đông Dương, một công trình kiến trúc bề thế nhất xứ Đông Dương thời ấy.

"Lăng Minh Mạng ở Huế", sơn dầu, Victor Tardieu. Ngày 2/2/1921, Victor Tardieu tới Sài Gòn rồi sau đó di chuyển đến Hà Nội. Tại đây ông đã nhận lời vẽ trang trí cho tòa nhà đang xây của Đại học Đông Dương, một công trình kiến trúc bề thế nhất xứ Đông Dương thời ấy.

Bức tranh của Victor Tardieu ở Đại học Đông Dương (phục chế). Trên diện tích 77m2, ông đã tái hiện lại khung cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ một cách chân thực. Tác phẩm được vẽ tại chỗ với những người làm mẫu địa phương, được hoàn thành sau 6 năm.

Bức tranh của Victor Tardieu ở Đại học Đông Dương (phục chế). Trên diện tích 77m2, ông đã tái hiện lại khung cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ một cách chân thực. Tác phẩm được vẽ tại chỗ với những người làm mẫu địa phương, được hoàn thành sau 6 năm.

"Tiêm vắc-xin", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng năm 1923. Quá trình vẽ bức tranh lớn cho Đại học Đông Dương cũng là thời gian Victor Tardieu bị văn hóa Việt Nam mê hoặc. Ông hòa nhập cuộc sống nơi đây và nhận ra ở một số thanh niên Việt Nam cũng có tài năng và sự đam mê hội họa.

"Tiêm vắc-xin", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng năm 1923. Quá trình vẽ bức tranh lớn cho Đại học Đông Dương cũng là thời gian Victor Tardieu bị văn hóa Việt Nam mê hoặc. Ông hòa nhập cuộc sống nơi đây và nhận ra ở một số thanh niên Việt Nam cũng có tài năng và sự đam mê hội họa.

"Người phụ nữ miền Bắc cầm cái mẹt", sơn dầu, Victor Tardieu, 1923. Muốn truyền dạy cho người Việt các kỹ thuật hội họa phương Tây, Victor Tardieu đã vận động các nhân vật có uy tín để thành lập một trường mỹ thuật ở Đông Dương, điều vốn đi ngược chính sách thuộc địa thời đó.

"Người phụ nữ miền Bắc cầm cái mẹt", sơn dầu, Victor Tardieu, 1923. Muốn truyền dạy cho người Việt các kỹ thuật hội họa phương Tây, Victor Tardieu đã vận động các nhân vật có uy tín để thành lập một trường mỹ thuật ở Đông Dương, điều vốn đi ngược chính sách thuộc địa thời đó.

"Mẹ và con", than và phấn trên giấy, Victor Tardieu, 1925. Trước nhiệt huyết của Victor Tardieu, Toàn quyền Đông Dương Merlin đã ra sắc lệnh thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngày 24/11/1924, Victor Tardieu trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường.

"Mẹ và con", than và phấn trên giấy, Victor Tardieu, 1925. Trước nhiệt huyết của Victor Tardieu, Toàn quyền Đông Dương Merlin đã ra sắc lệnh thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngày 24/11/1924, Victor Tardieu trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường.

"Người phụ nữ Việt và đứa trẻ", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng 1922-1925. Ngay khóa đầu tiên, trường đã tạo ra những tên tuổi xuất chúng như Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ... Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự cất cánh của nền mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại.

"Người phụ nữ Việt và đứa trẻ", sơn dầu, Victor Tardieu, khoảng 1922-1925. Ngay khóa đầu tiên, trường đã tạo ra những tên tuổi xuất chúng như Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ... Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự cất cánh của nền mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại.

Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/viet-nam-xua-qua-tranh-cua-cha-de-truong-my-thuat-dong-duong-1496806.html