Vở diễn đẹp như mơ giữa đồng lúa chín ở Hội An

Với sân khấu nằm giữa cánh đồng của làng quê Hội An vào mùa gặt hái, vở múa đương đại mang tên RƠM mang đến cho du khách những trải nghiệm nghệ thuật độc đáo.

 Vừa ra khỏi phố cổ Hội An, du khách gặp ngay cánh đồng. Từng thửa ruộng tươm tất tiếp nối nhau tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Đây là nơi du khách quốc tế thong dong đạp xe, ngắm hoàng hôn mỗi ngày. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên giữa cánh đồng lúa Hội An xuất hiện một sân khấu nghệ thuật mang tên "RƠM".

Vừa ra khỏi phố cổ Hội An, du khách gặp ngay cánh đồng. Từng thửa ruộng tươm tất tiếp nối nhau tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Đây là nơi du khách quốc tế thong dong đạp xe, ngắm hoàng hôn mỗi ngày. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên giữa cánh đồng lúa Hội An xuất hiện một sân khấu nghệ thuật mang tên "RƠM".

 Trên cánh đồng Hội An đương mùa đẹp nhất, một chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo được dựng lên với nhân vật chính là những ụ rơm mộc mạc thường thấy trước sân nhà nông. Đây là lần đầu tiên TP Hội An phối hợp cùng Arabesque Vietnam tổ chức vở diễn "RƠM" trên đồng lúa chín, tôn vinh vẻ đẹp bình dị, kiên cường, sáng tạo và bền vững của làng quê Hội An.

Trên cánh đồng Hội An đương mùa đẹp nhất, một chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo được dựng lên với nhân vật chính là những ụ rơm mộc mạc thường thấy trước sân nhà nông. Đây là lần đầu tiên TP Hội An phối hợp cùng Arabesque Vietnam tổ chức vở diễn "RƠM" trên đồng lúa chín, tôn vinh vẻ đẹp bình dị, kiên cường, sáng tạo và bền vững của làng quê Hội An.

 Dưới bàn tay dàn dựng của Đạo diễn, Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Tấn Lộc và Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Arabesque lần đầu giới thiệu đến khán giả TP Hội An hình thức kết hợp giữa nghệ thuật múa đương đại và thiên nhiên.

Dưới bàn tay dàn dựng của Đạo diễn, Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Tấn Lộc và Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Arabesque lần đầu giới thiệu đến khán giả TP Hội An hình thức kết hợp giữa nghệ thuật múa đương đại và thiên nhiên.

 Hình ảnh ụ rơm mộc mạc vốn gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ thuở ông bà quen nhau, cưới nhau, rồi sinh con, đến khi những đứa trẻ chào đời, trải qua thời thơ ấu nô đùa dưới những ụ rơm. Khi lũ trẻ lớn lên, ông bà lại ra ụ rơm ngồi tính chuyện dựng vợ gả chồng. Cứ thế, ụ rơm đã trở thành nhân chứng cho tình cảm gắn bó của gia đình.

Hình ảnh ụ rơm mộc mạc vốn gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ thuở ông bà quen nhau, cưới nhau, rồi sinh con, đến khi những đứa trẻ chào đời, trải qua thời thơ ấu nô đùa dưới những ụ rơm. Khi lũ trẻ lớn lên, ông bà lại ra ụ rơm ngồi tính chuyện dựng vợ gả chồng. Cứ thế, ụ rơm đã trở thành nhân chứng cho tình cảm gắn bó của gia đình.

 Bằng ngôn ngữ múa đương đại kết hợp cùng tiếng đàn bầu, đàn tranh,... hòa quyện với mùi hương lúa chín, những câu chuyện buồn vui, những kỷ niệm và cuộc sống chân chất của gia đình nông dân Việt Nam lần lượt được RƠM kể lại. Sự thay đổi ánh sáng, màu sắc của cánh đồng lúa vào "giờ vàng" khi mặt trời lặn như dẫn dắt cảm xúc của người xem, phản ánh nhiều tâm trạng.

Bằng ngôn ngữ múa đương đại kết hợp cùng tiếng đàn bầu, đàn tranh,... hòa quyện với mùi hương lúa chín, những câu chuyện buồn vui, những kỷ niệm và cuộc sống chân chất của gia đình nông dân Việt Nam lần lượt được RƠM kể lại. Sự thay đổi ánh sáng, màu sắc của cánh đồng lúa vào "giờ vàng" khi mặt trời lặn như dẫn dắt cảm xúc của người xem, phản ánh nhiều tâm trạng.

 Đúng như tên gọi của vở diễn, toàn bộ sân khấu đều được trang trí bằng cuộn rơm, gốc rạ, những bó lúa trĩu hạt từ trên cánh đồng này. Tại đây cũng có sự xuất hiện của những nông cụ, nhạc cụ bằng tre, trúc,...

Đúng như tên gọi của vở diễn, toàn bộ sân khấu đều được trang trí bằng cuộn rơm, gốc rạ, những bó lúa trĩu hạt từ trên cánh đồng này. Tại đây cũng có sự xuất hiện của những nông cụ, nhạc cụ bằng tre, trúc,...

 Phần âm thanh được dàn dựng bởi nhạc sĩ Đức Trí. Các nghệ sĩ tận dụng triệt để các nhạc cụ dân tộc Việt Nam vào buổi biển diễn với đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt,... đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc.

Phần âm thanh được dàn dựng bởi nhạc sĩ Đức Trí. Các nghệ sĩ tận dụng triệt để các nhạc cụ dân tộc Việt Nam vào buổi biển diễn với đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt,... đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc.

 Đến với chương trình, du khách cũng trở thành một phần của buổi diễn khi mỗi người sẽ được phát cặp phách gõ tay để cùng hòa nhịp với sân khấu.

Đến với chương trình, du khách cũng trở thành một phần của buổi diễn khi mỗi người sẽ được phát cặp phách gõ tay để cùng hòa nhịp với sân khấu.

 Từ nắng vàng rực rỡ đến hoàng hôn và chạng vạng, những vũ công kể chuyện trên nền rơm rạ giữa không gian thiên nhiên bát ngát, xa xa là những đàn chim mỏi theo tiếng sáo gọi mà bay về. Đến đây, du khách không những được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc qua việc xem múa, nghe nhạc mà còn được tận hưởng buổi chiều yêu bình, nên thơ giữa đồng lúa chín đang ngào ngạt hương thơm.

Từ nắng vàng rực rỡ đến hoàng hôn và chạng vạng, những vũ công kể chuyện trên nền rơm rạ giữa không gian thiên nhiên bát ngát, xa xa là những đàn chim mỏi theo tiếng sáo gọi mà bay về. Đến đây, du khách không những được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc qua việc xem múa, nghe nhạc mà còn được tận hưởng buổi chiều yêu bình, nên thơ giữa đồng lúa chín đang ngào ngạt hương thơm.

 Buổi diễn chỉ diễn ra trong vòng một tiếng, từ 17h30-18h30, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân và du khách.

Buổi diễn chỉ diễn ra trong vòng một tiếng, từ 17h30-18h30, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân và du khách.

 Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Tấn Lộc chia sẻ: "RƠM không chỉ là một buổi biểu diễn múa, đó là một dịp tôn vinh sự khéo léo và tinh thần bền bỉ của người dân Việt Nam. Chúng tôi hy vọng khoảnh khắc dịu dàng của hoàng hôn sẽ giúp khán giả, đặc biệt là du khách quốc tế cảm nhận được điều gì đã định hình nên nền văn hóa đặc biệt này". Vở diễn chỉ có 4 suất, diễn ra trong 4 ngày 22, 23, 24 và 25/8 tại cánh đồng Trái Tim Lúa Hội An, khối Trường Lệ, phường Cẩm Châu, TP Hội An.

Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Tấn Lộc chia sẻ: "RƠM không chỉ là một buổi biểu diễn múa, đó là một dịp tôn vinh sự khéo léo và tinh thần bền bỉ của người dân Việt Nam. Chúng tôi hy vọng khoảnh khắc dịu dàng của hoàng hôn sẽ giúp khán giả, đặc biệt là du khách quốc tế cảm nhận được điều gì đã định hình nên nền văn hóa đặc biệt này". Vở diễn chỉ có 4 suất, diễn ra trong 4 ngày 22, 23, 24 và 25/8 tại cánh đồng Trái Tim Lúa Hội An, khối Trường Lệ, phường Cẩm Châu, TP Hội An.

Linh Huỳnh

Ảnh: DAINGO Studio

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/vo-dien-dep-nhu-mo-giua-dong-lua-chin-o-hoi-an-post1493653.html