Vụ gây rối ở Đắk Lắk: Không để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động tư tưởng cực đoan, ly khai

Đảng, Nhà nước ta luôn coi dân tộc, tôn giáo là những vấn đề chiến lược và nhất quán thực hiện chính sách về đoàn kết dân tộc, tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh và các Văn kiện Đại hội Đảng.

Đảng, Nhà nước ta luôn coi dân tộc, tôn giáo là những vấn đề chiến lược và nhất quán thực hiện chính sách về đoàn kết dân tộc, tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh và các Văn kiện Đại hội Đảng.

Đảng, Nhà nước ta luôn coi dân tộc, tôn giáo là những vấn đề chiến lược và nhất quán thực hiện chính sách về đoàn kết dân tộc, tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh và các Văn kiện Đại hội Đảng.

Thời gian qua, với âm mưu chống phá, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc cực đoan ly khai.

Qua vụ việc gây rối, khủng bố mới đây tại Đắk Lắk, nhiều bài học được rút ra trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam…

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng XIII được Đảng ta nhất quán thực hiện thế nào?

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng XIII được Đảng ta nhất quán thực hiện thế nào?

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: Dân tộc và tôn giáo đều là những vấn đề lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong Văn kiện Đại hội XIII, vấn đề dân tộc được thể hiện với nhiều điểm mới. Cụ thể, Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”; đồng thời khẳng định tính toàn diện của chính sách dân tộc.

Đảng ta chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, như thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030.

Văn kiện Đại hội XIII cũng lưu ý chính sách dân tộc: “Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”.

Về tôn giáo, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”; “Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”. Đồng thời, “vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta rất quan tâm vấn đề dân tộc, tôn giáo. Đảng ta có rất nhiều Nghị quyết về vấn đề dân tộc, tôn giáo. Từ Nghị quyết của Đảng, Chính phủ cũng có các Nghị định liên quan đến chính sách tôn giáo, dân tộc. Trong Văn kiện Đại hội Đảng ta, bao giờ cũng có mục rất quan trọng, đó là đại đoàn kết toàn dân tộc. Quan điểm của Đảng đều nói 54 dân tộc là 54 anh em trong cùng đất nước Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu, làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng.

Vụ gây rối, khủng bố có tổ chức ở Đắk Lắk mới đây là điển hình về thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai?

Vụ gây rối, khủng bố có tổ chức ở Đắk Lắk mới đây là điển hình về thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai?

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Có thể khẳng định, đây là hành khủng bố do các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo, nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc gây nên.

Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh Nội địa (Bộ Công an) đã khẳng định tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp Quốc tổ chức ở New York (Mỹ) ngày 20/6 rằng, vụ gây rối tại hai xã thuộc huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị những loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính.

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, làm việc việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk ngày 29/6, tiếp tục khẳng định đây là hành vi khủng bố, gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng.

Bộ Công an cũng đã cho biết, có tài liệu, chứng cứ chứng minh vụ án xảy ra còn do có sự hậu thuẫn, chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, thậm chí cử đối tượng từ nước ngoài xâm nhập trái phép về Việt Nam để dàn dựng, chỉ đạo tấn công khủng bố. Những đối tượng tham gia khủng bố đều bị xúi giục, kích động đã khai nhận, mục đích của hành vi này nhằm gây tiếng vang, ảo tưởng được ra nước ngoài.

Qua vụ khủng bố có tổ chức ở Đắk Lắk, bài học được rút ra là gì thưa Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an?

Qua vụ khủng bố có tổ chức ở Đắk Lắk, bài học được rút ra là gì thưa Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Có nhiều bài học cần rút ra qua vụ khủng bố tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Thứ nhất, cấp ủy chính quyền cũng như lực lượng công an, phải nắm được tình hình, tuyệt đối không chủ quan, lơi lỏng đảm bảo an ninh quốc gia từ địa bàn cơ sở. Cấp ủy, chính quyền xã, thông qua cánh tay nối dài của đoàn thể, phải nắm chắc tình hình an ninh trật tự. Bởi một xã chỉ có 5 - 6 công an, trong khi đó có đến trăm cây số đường núi, đi từ trung tâm xã đến bản mất 1 ngày, nên không thể làm xuể.

Thứ hai, để bảo đảm an ninh quốc gia những vùng chiến lược như Tây Nguyên, các cơ quan chức năng cần kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đấu tranh ngăn chặn kịp thời hoạt động chống phá của thế lực thù địch, phản động.

Thứ ba, đó là công tác tuyên truyền vận động. Hiện có nơi, có lúc, nhất là vùng sâu, xa, miền núi, hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, cần phải làm mạnh hơn nữa. Kèm theo công tác vận động quần chúng của các cơ quan Đảng, Nhà nước cần phải xem xét lại chính sách đãi ngộ cho cán bộ đang hoạt động tại những vùng đó.

Ở góc độ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch chống phá, chúng ta sẽ rút ra những bài học nào?

Ở góc độ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch chống phá, chúng ta sẽ rút ra những bài học nào?

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Thời quan qua, các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai.

Thủ đoạn thứ nhất, khi trong nước có vấn đề rất nhỏ, chúng kích động thành vấn đề rất lớn liên quan dân tộc, tôn giáo, nhân quyền.

Thủ đoạn thứ hai, các đối tượng chuẩn bị sẵn tin bài, khi trong nước có sự kiện nào là tung lên những kênh phản động với giọng điệu phê bình chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, với mỗi bài viết nêu 10 vấn đề, thì “8 thực, 2 hư”, cố tình cài những vấn đề xuyên tạc sự thật. Trong khi đó, nhận thức của một số người còn hạn chế, dễ bị lôi kéo, mua chuộc. Vụ khủng bố tại Đắk Lắk là một ví dụ.

Bài học rút ra là cần có sự giúp đỡ của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc để cung cấp thông tin khách quan, chính xác nhanh nhất đến người dân. Làm sao thông tin phải đến với người dân trước thế lực thù địch, để đồng bào dân tộc hiểu đúng bản chất sự việc, phân biệt đâu là thông tin đúng sự thật và thông tin xuyên tạc.

Đồng thời, chúng ta phải sử dụng lực lượng tại chỗ để tuyên truyền vận động, tập trung phát triển kinh tế xã hội để đồng bào các dân tộc thấy đời sống nâng lên. Chúng ta cần phải thực hiện đúng phương châm mà Đại hội XIII nêu ra: “Mọi việc phải dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng”.

Bên cạnh đó, cần giải quyết ngay từ đầu, từ cơ sở những vấn đề dù rất nhỏ đến nổi cộm xảy ra tại vùng đồng bào dân tộc, để không bùng phát thành việc lớn. Tôi đề nghị chuyển khái niệm công an chính quy về xã thành khái niệm công an chính quy về buôn, thôn, bản làng. Công an chính quy phải ba cùng với dân. Bài học từ hai xã ở Đắk Lắk, nếu công an chính quy cắm bản, chúng ta đã nắm được địa bàn, không để xảy ra sự việc bất ngờ như vừa xảy ra.

Cấp ủy, chính quyền, công an chính quy phải làm sao để người dân tin tưởng. Muốn dân tin, phải sát dân, làm sao dân coi chính quyền, công an như người nhà để cung cấp thông tin. Đồng thời, phải có cơ chế hữu hiệu xử lý thông tin do người dân cung cấp.

Bài học rút ra phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh “dân là gốc”. Mọi cơ chế chính sách của cấp ủy, chính quyền cơ sở phải xuất phát từ đời sống của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất nhân dân, xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân. Nếu xa dân, không nắm được dân, sẽ dẫn đến bị động nên cần phải nói dân hiểu và hiểu dân nói.

Vụ khủng bố xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, vai trò của người dân thể hiện rõ nét khi tích cực giúp đỡ cấp cứu cán bộ bị thương, truy bắt đối tượng, vận động đầu thú…?

Vụ khủng bố xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, vai trò của người dân thể hiện rõ nét khi tích cực giúp đỡ cấp cứu cán bộ bị thương, truy bắt đối tượng, vận động đầu thú…?

PGS.TS Lâm Bá Nam - Ủy viên Hội đồng Trung ương khóa VII Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 2020 - 2025): Sau khi xảy ra vụ khủng bố tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, nhân dân các dân tộc trên khắp địa bàn đã không quản ngại hiểm nguy, tích cực tham gia cấp cứu cán bộ, cung cấp thông tin giúp lực lượng chức năng xác định vị trí, tình hình để truy bắt các đối tượng gây án. Điều đó cho thấy, lòng dân bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng để giữ vững trật tự, ổn định xã hội.

Đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên luôn gắn kết với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc và hiện nay là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua vụ việc trên, đối với Tây Nguyên, chúng ta phải giữ được khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững được niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước, chế độ. Không ngừng đầu tư, nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực.

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Vai trò của nhân dân trong việc truy bắt các đối tượng khủng bố tại huyện Cư Kuin rất đáng biểu dương, khẳng định tinh thần đoàn kết của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, khẳng định thành trì vững chắc của thế trận lòng dân trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng trước những thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm. Vụ khủng bố là hành vi của một nhóm người có tư tưởng lệch lạc, phi nhân tính, không đại diện cho toàn thể “người dân Tây Nguyên”. Ngay cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều bất bình, kịch liệt lên án hành động của nhóm người này.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Vai trò của người dân trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đi nhắc lại với lực lượng công an khi nhiều lần dự Hội nghị Công an toàn quốc rằng:

“Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa, lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có năm vạn cặp mắt, năm vạn đôi bàn tay. Phải làm sao để có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít sẽ thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”.

Thực tế đã chứng minh đúng như vậy. Trước đây, chống Fulro - một nhóm đối tượng gây ra tội ác rất lớn cho đồng bào Tây Nguyên - cũng một phần quan trọng là người dân phát hiện ra. Vụ khủng bố vừa xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk là sự kiện một lần nữa khẳng định công an phải gắn người dân, khi người dân ủng hộ, việc gì cũng sẽ thành công.

Xin cảm ơn các chuyên gia về cuộc trao đổi trên!

Tin bài liên quan
Tạp chí Việt Nam Hội nhập mở chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong hội nhập quốc tế
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/chinh-tri/vu-gay-roi-o-dak-lak-khong-de-loi-dung-van-de-dan-toc-ton-giao-kich-dong-tu-tuong-cuc-doan-ly-khai-1875668.html