Vùng đất duy nhất trên thế giới cho phép đào kim cương thoải mái chỉ với 10 đô la

Công viên Crater of Diamonds có một miệng núi lửa được tạo bởi các điều kiện địa chất độc đáo và sản sinh ra vô số loại đá quý. Với 10 đô la, du khách có thể dành cả ngày để đào kho báu bị chôn giấu và có khả năng mang về một viên đá quý có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với giá vé vào cửa.

Nằm ở Murfreesboro, Arkansas, công viên Crater Of Diamonds đem đến cơ hội độc nhất vô nhị cho mọi người bởi đây là mỏ kim cương duy nhất trên thế giới mà công chúng có thể tiếp cận.

Nằm ở Murfreesboro, Arkansas, công viên Crater Of Diamonds đem đến cơ hội độc nhất vô nhị cho mọi người bởi đây là mỏ kim cương duy nhất trên thế giới mà công chúng có thể tiếp cận.

Vào năm 1906, ông John Wesley Huddleston sống ở Murfreesboro, Arkansas, Mỹ bất ngờ đào được 2 viên đá "lạ" rất cứng trên cánh đồng của gia đình. Cho rằng đây có thể là đá quý nên ông John đã mang chúng đến chuyên gia để thẩm định. Nhờ vậy, ông biết được đó là 2 viên kim cương.

Vào năm 1906, ông John Wesley Huddleston sống ở Murfreesboro, Arkansas, Mỹ bất ngờ đào được 2 viên đá "lạ" rất cứng trên cánh đồng của gia đình. Cho rằng đây có thể là đá quý nên ông John đã mang chúng đến chuyên gia để thẩm định. Nhờ vậy, ông biết được đó là 2 viên kim cương.

Tuy nhiên, John không quan tâm đến việc khai thác kim cương, do vậy, ông đã bán đất cho nhóm đầu tư với giá 36.000 USD.

Tuy nhiên, John không quan tâm đến việc khai thác kim cương, do vậy, ông đã bán đất cho nhóm đầu tư với giá 36.000 USD.

Việc khai thác không suôn sẻ, vùng đất này được đổi tên thành "Crater of Diamonds" và được mở công khai cho du khách vào tìm kiếm kim cương. Chính quyền bang Arkansas đã mua lại mảnh đất vào năm 1972 và biến nó thành công viên.

Việc khai thác không suôn sẻ, vùng đất này được đổi tên thành "Crater of Diamonds" và được mở công khai cho du khách vào tìm kiếm kim cương. Chính quyền bang Arkansas đã mua lại mảnh đất vào năm 1972 và biến nó thành công viên.

Theo nhiều tư liệu cũ của Mỹ, thời điểm đó, vùng đất này có thêm một số điểm du lịch tư nhân được mở ra nhưng địa điểm nhặt kim cương thuộc về chính phủ quản lý.

Theo nhiều tư liệu cũ của Mỹ, thời điểm đó, vùng đất này có thêm một số điểm du lịch tư nhân được mở ra nhưng địa điểm nhặt kim cương thuộc về chính phủ quản lý.

Chính quyền bang đã san phẳng một khu vực rộng hơn 15ha để công chúng tới nhặt kim cương. Có thể nói, Crater of Diamonds là nơi duy nhất trên thế giới mở cửa tự do cho du khách.

Chính quyền bang đã san phẳng một khu vực rộng hơn 15ha để công chúng tới nhặt kim cương. Có thể nói, Crater of Diamonds là nơi duy nhất trên thế giới mở cửa tự do cho du khách.

Khi đến khám phá và muốn nhặt kim cương tại đây, du khách sẽ được hướng dẫn chi tiết cách tìm kim cương.

Khi đến khám phá và muốn nhặt kim cương tại đây, du khách sẽ được hướng dẫn chi tiết cách tìm kim cương.

Người dân được phép tự mang dụng cụ đào kim cương tới công viên, ngoại trừ dụng cụ sử dụng pin hoặc chạy bằng motor. Nếu tìm thấy kim cương, họ có thể giữ lại nó cho riêng mình.

Người dân được phép tự mang dụng cụ đào kim cương tới công viên, ngoại trừ dụng cụ sử dụng pin hoặc chạy bằng motor. Nếu tìm thấy kim cương, họ có thể giữ lại nó cho riêng mình.

Để có thể vào nhặt kim cương tại "Crater of Diamonds", mọi người phải mua vé.

Để có thể vào nhặt kim cương tại "Crater of Diamonds", mọi người phải mua vé.

Theo thống kê, kể từ năm 1906, hơn 75.000 viên kim cương lớn nhỏ khác nhau đã được tìm thấy ở "Crater of Diamonds".

Theo thống kê, kể từ năm 1906, hơn 75.000 viên kim cương lớn nhỏ khác nhau đã được tìm thấy ở "Crater of Diamonds".

Các chuyên gia cho rằng, kim cương ở "Crater of Diamonds" được hình thành từ khoảng 3 tỷ năm trước. Ban đầu, chúng nằm sâu dưới bề mặt Trái đất. Tuy nhiên, vào khoảng 100 triệu năm trước, những cột magma núi lửa phun trào đã khiến một lượng lớn kim cương trồi lên lớp đất sát bề mặt nên mọi người dễ dàng tìm thấy chúng.

Các chuyên gia cho rằng, kim cương ở "Crater of Diamonds" được hình thành từ khoảng 3 tỷ năm trước. Ban đầu, chúng nằm sâu dưới bề mặt Trái đất. Tuy nhiên, vào khoảng 100 triệu năm trước, những cột magma núi lửa phun trào đã khiến một lượng lớn kim cương trồi lên lớp đất sát bề mặt nên mọi người dễ dàng tìm thấy chúng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vung-dat-duy-nhat-tren-the-gioi-cho-phep-dao-kim-cuong-thoai-mai-chi-voi-10-do-la-post579622.antd