Vườn Cơ Hạ - Khu vườn cảnh nổi tiếng dưới thời nhà Nguyễn

Cái tên vườn Cơ Hạ được lấy từ ý 'Vạn Cơ Thanh Hạ' có nghĩa là sự bình an, an nhàn trong mọi cơ sự. Với tên gọi này, các vị vua triều Nguyễn xây dựng vườn chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi, đi dạo và ngắm cảnh sau sự vất vả, bận rộn.

Nhắc đến nhà vườn Huế người ta không chỉ nhớ ngay đến nhà vườn An Hiên hay Kim Long… mà còn nghĩ tới những khu vườn ngự uyển nổi tiếng thời xưa. Các vị vua triều Nguyễn đã từng cho xây dựng đến hơn 30 khu vườn ngự với nhiều tên gọi khác nhau trong chốn hoàng cung, biệt cung, ly cung, ngự uyển gắn với từng dạng thức tương ứng.

Nhắc đến nhà vườn Huế người ta không chỉ nhớ ngay đến nhà vườn An Hiên hay Kim Long… mà còn nghĩ tới những khu vườn ngự uyển nổi tiếng thời xưa. Các vị vua triều Nguyễn đã từng cho xây dựng đến hơn 30 khu vườn ngự với nhiều tên gọi khác nhau trong chốn hoàng cung, biệt cung, ly cung, ngự uyển gắn với từng dạng thức tương ứng.

Trong đó có 5 khu vườn thượng uyển nổi tiếng là Trường Ninh Cung, Ngự Viên, Cơ Hạ Viên, Hậu Hồ, và Thiệu Phương Viên. Vườn Cơ Hạ là nơi sở hữu phong cách riêng biệt cũng như ấn tượng nhất so với 4 khu vườn còn lại.

Trong đó có 5 khu vườn thượng uyển nổi tiếng là Trường Ninh Cung, Ngự Viên, Cơ Hạ Viên, Hậu Hồ, và Thiệu Phương Viên. Vườn Cơ Hạ là nơi sở hữu phong cách riêng biệt cũng như ấn tượng nhất so với 4 khu vườn còn lại.

Vườn Cơ Hạ là một vườn cảnh tọa lạc trong khu vực Hoàng Thành Huế do vua Thiệu Trị xây dựng vào năm 1843. Trong số hàng chục khu vườn khác nhau dưới thời nhà Nguyễn, nơi đây được xem như là một kiệt tác vườn cung đình.

Vườn Cơ Hạ là một vườn cảnh tọa lạc trong khu vực Hoàng Thành Huế do vua Thiệu Trị xây dựng vào năm 1843. Trong số hàng chục khu vườn khác nhau dưới thời nhà Nguyễn, nơi đây được xem như là một kiệt tác vườn cung đình.

Vườn tọa lạc ở góc đông bắc, rộng gần 5 mẫu (2,3 ha), trước giáp phủ Nội Vụ, sau giáp Hậu hồ, hai mặt đông tây giáp tường Hoàng thành và Tử cấm thành, hệ thống cây cảnh trong vườn đều được uốn lượn rất tinh tế và công phu.

Vườn tọa lạc ở góc đông bắc, rộng gần 5 mẫu (2,3 ha), trước giáp phủ Nội Vụ, sau giáp Hậu hồ, hai mặt đông tây giáp tường Hoàng thành và Tử cấm thành, hệ thống cây cảnh trong vườn đều được uốn lượn rất tinh tế và công phu.

Cái tên vườn Cơ Hạ được lấy từ ý "Vạn Cơ Thanh Hạ" có nghĩa là sự bình an, an nhàn trong mọi cơ sự. Với tên gọi này, các vị vua triều Nguyễn dựng vườn chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi, đi dạo và ngắm cảnh sau sự vất vả, bận rộn.

Cái tên vườn Cơ Hạ được lấy từ ý "Vạn Cơ Thanh Hạ" có nghĩa là sự bình an, an nhàn trong mọi cơ sự. Với tên gọi này, các vị vua triều Nguyễn dựng vườn chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi, đi dạo và ngắm cảnh sau sự vất vả, bận rộn.

Kể từ thời các chúa Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp cho đến thời kỳ các vua Nguyễn sau này đã đưa nghệ thuật kiến trúc cung đình với các kiểu kiến trúc thành quách, lăng tẩm, cung điện, đền miếu… lồng ghép một cách tinh tế, hài hòa vào trong cảnh sắc nên thơ, hữu tình xứ Huế càng làm cho mảnh đất Cố đô thêm phần cổ kính và quyến rũ.

Kể từ thời các chúa Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp cho đến thời kỳ các vua Nguyễn sau này đã đưa nghệ thuật kiến trúc cung đình với các kiểu kiến trúc thành quách, lăng tẩm, cung điện, đền miếu… lồng ghép một cách tinh tế, hài hòa vào trong cảnh sắc nên thơ, hữu tình xứ Huế càng làm cho mảnh đất Cố đô thêm phần cổ kính và quyến rũ.

Các vị vua triều Nguyễn phần lớn rất yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Do đó hàng loạt khu vườn thượng uyển với quy mô lớn, tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao được lập nên và các loài hoa thơm, cỏ lạ, cây cảnh đẹp, độc đáo từ khắp nơi được huy động về để phục vụ cho nhu cầu trang trí cảnh quan chốn cung đình.

Các vị vua triều Nguyễn phần lớn rất yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Do đó hàng loạt khu vườn thượng uyển với quy mô lớn, tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao được lập nên và các loài hoa thơm, cỏ lạ, cây cảnh đẹp, độc đáo từ khắp nơi được huy động về để phục vụ cho nhu cầu trang trí cảnh quan chốn cung đình.

Vua Thiệu Trị thường xuyên đến thăm vườn, nhà vua đã có không ít bài thơ đề vịnh về cảnh đẹp nơi đây

Vua Thiệu Trị thường xuyên đến thăm vườn, nhà vua đã có không ít bài thơ đề vịnh về cảnh đẹp nơi đây

Sang thời vua Tự Đức, vườn Cơ Hạ được chọn làm nơi sát hạch các quan văn, cũng là nơi vua nghe các quan đại thần uyên bác giảng giải kinh sách.

Sang thời vua Tự Đức, vườn Cơ Hạ được chọn làm nơi sát hạch các quan văn, cũng là nơi vua nghe các quan đại thần uyên bác giảng giải kinh sách.

Trải qua thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vườn Cơ Hạ đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngôi điện chính (điện Khâm Văn) trong vườn bị hư hại dưới thời vua Đồng Khánh. Năm Thành Thái thứ 8 (1896), điện Khâm Văn mới được trùng tu lại.

Trải qua thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vườn Cơ Hạ đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngôi điện chính (điện Khâm Văn) trong vườn bị hư hại dưới thời vua Đồng Khánh. Năm Thành Thái thứ 8 (1896), điện Khâm Văn mới được trùng tu lại.

Vào năm 2012, sau một thời gian dài hoang phế, một trong những vườn thượng uyển nổi tiếng cung đình Huế xưa là vườn Cơ Hạ với diện tích 16.800 m2 đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục hồi lại như cảnh quan trước đây, nhân dịp sự kiện Festival Huế.

Vào năm 2012, sau một thời gian dài hoang phế, một trong những vườn thượng uyển nổi tiếng cung đình Huế xưa là vườn Cơ Hạ với diện tích 16.800 m2 đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục hồi lại như cảnh quan trước đây, nhân dịp sự kiện Festival Huế.

Vườn Cơ Hạ là điểm tham quan tại Huế dành cho những ai yêu thích sự yên bình, nhàn nhã. Nếu có dịp đến với Huế mộng mơ, du khách không nên bỏ qua địa điểm này trong lịch trình khám phá Huế.

Vườn Cơ Hạ là điểm tham quan tại Huế dành cho những ai yêu thích sự yên bình, nhàn nhã. Nếu có dịp đến với Huế mộng mơ, du khách không nên bỏ qua địa điểm này trong lịch trình khám phá Huế.

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/du-lich/check-in/vuon-co-ha-khu-vuon-canh-noi-tieng-duoi-thoi-nha-nguyen-post1198580.vov