Vườn Địa Đàng có thật, nằm dưới kim tự tháp Ai Cập?
Trong báo cáo được công bố trên Tạp chí Archaeological Discovery, chuyên gia cho rằng, vườn Địa Đàng có thể nằm bên dưới kim tự tháp Giza (Ai Cập).

Vườn Địa đàng được nhắc đến đến trong Kinh Thánh là nơi Adam và Eva từng sống trước khi bị quỷ Satan cám dỗ và phạm tội. Trong suốt nhiều thế kỷ, nhiều chuyên gia, học giả cố gắng xác định vị trí chính xác của vườn Địa Đàng. Ảnh: Ancient-origins.

Trong báo cáo được công bố trên Tạp chí Archaeological Discovery, Tiến sĩ Konstantin Borisov, kỹ sư máy tính, cho rằng vườn Địa Đàng có thể không nằm ở vùng Lưỡng Hà (tức Iraq ngày nay) mà nằm bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập. Ảnh: Public Domain.

Tiến sĩ Konstantin đã trình bày quan điểm này với những dẫn chứng bằng văn bản bản đồ và đặc điểm địa lý cổ để xác định vị trí của vườn Địa Đàng. Ảnh: mythicalcreatures.

Trong Sáng thế ký mở đầu Kinh Thánh có mô tả về một con sông chảy qua vườn Địa đàng và chia thành 4 nhánh: Pishon, Gihon, Tigris và Euphrates. Điều này khiến nhiều người cho rằng vườn Địa đàng nằm ở đâu đó tại Lưỡng Hà. Trong khi Tigris và Euphrates có thể xác định được thì Pishon và Gihon khó xác định. Ảnh: world-famous-artists.pixels.com.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Konstantin, 4 dòng sông cổ đại được nhắc tới trong Sáng Thế ký có thể tương ứng với các sông: Nile (Gihon), Euphrates, Tigris và Indus (Pishon). Ông chia sẻ: “Khi xem xét một bản đồ từ khoảng năm 500 trước Công nguyên, có thể thấy rõ rằng chỉ có 4 con sông chảy ra từ Oceanus là sông Nile, Tigris, Euphrates và Indus”. Ảnh: catalog.obitel-minsk.com.

Trong thần thoại cổ xưa, Oceanus được mô tả là dòng sông chảy quanh Trái đất (người cổ đại quan niệm Trái đất là mặt phẳng). Không những vậy, Tiến sĩ Konstantin còn khẳng định rằng Cây Sự sống thiêng liêng mà Kinh Thánh nhắc đến, loại cây mà trái của nó mang lại sự sống vĩnh hằng, từng được trồng gần Kim tự tháp vĩ đại. Ảnh: catalog.obitel-minsk.com.

Tiến sĩ Konstantin cho rằng, cấu trúc bên trong của kim tự tháp mô phỏng hình dạng của một cái cây. Để củng cố quan điểm của mình, ông trích dẫn các văn bản cổ và bản đồ thời trung cổ, bao gồm bản đồ Hereford Mappa Mundi thế kỷ 13, cho thấy một Trái đất hình tròn được bao quanh bởi con sông huyền thoại có tên là Oceanus. Ở trên cùng của bản đồ là chốn Địa đàng, nằm cạnh bờ sông. Ảnh: jw.org.

Nhà sử học cổ đại Titus Flavius Josephus từng nhắc đến vấn đề này trong cuốn "Antiquities of the Jews" (Cổ vật của người Do Thái) Quyển 1, chương 1 với nội dung: “Khu vườn được tưới bằng một dòng sông chảy quanh khắp Trái đất và được chia thành bốn phần". Ảnh: neurobite – stock.adobe.com.

Theo Josephus, 4 con sông trong Kinh Thánh tương ứng với những con sông trong thế giới thực: “Sông Phison chảy vào Ấn Độ, sau đó đổ ra biển. Sông Euphrates, cũng như sông Tigris, đổ vào Biển Đỏ và Geon chảy qua Ai Cập". Ông lưu ý rằng sông Geon (Gihon) là tên tiếng Hy Lạp cổ của sông Nile. Ảnh: iStock.

Nếu những dẫn chứng của Tiến sĩ Konstantin được xác thực thì vị trí của vườn Địa đàng trong Kinh Thánh được làm sáng tỏ sau nhiều thế kỷ đi tìm lời giải. Ảnh: etsy.com.
Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.