Vượt qua cảm giác tội lỗi để buông bỏ gánh nặng

Chúng ta cần học cách đối diện với chính mình, biết mình cần gì, rồi sau loại bỏ những điều không như ý. Để làm được điều này, bạn cần vượt qua cảm giác mình là kẻ thất bại.

 Buông bỏ gánh nặng, được sống là chính mình vốn là điều không dễ dàng. Ảnh minh họa: tVN.

Buông bỏ gánh nặng, được sống là chính mình vốn là điều không dễ dàng. Ảnh minh họa: tVN.

Đầu tiên, bạn biết mình sắp vượt qua khi cảm nhận được một cách rõ ràng về những gì bạn cần buông bỏ. Khi Cherie bảo tôi cần tĩnh tâm giữa một mớ kế hoạch điên cuồng cho podcast và công việc của mình, đó không chỉ là một lời đề nghị nên cân nhắc chu đáo về những gì tôi dự định, đây thật sự là một thông điệp theo nghĩa đen.

Tức là, bây giờ là lúc để tắt micro, để kết thúc, chứ không phải để xây dựng dự án. Và kết thúc này có một ý nghĩa sâu sắc hơn, đó là cắt đứt lòng tham vô hạn của tôi đối với công việc và vị thế, cắt đứt không chỉ việc định danh bản thân dựa trên thành tích và sự công nhận của người khác.

Đây là những gì mà ngưỡng cửa cần. Khi được yêu cầu buông bỏ một cái gì đó cụ thể, thì danh tính giả cũng bắt đầu cản trở bạn. Điều đặc biệt là sự lặp lại cũng là biểu hiện của những khuôn mẫu đang giới hạn cuộc sống của bạn.

Khi đạt đến điểm này trong hành trình, bạn đã nâng cao nhận thức về những chiếc mặt nạ mình đã đeo trong suốt cuộc đời. Bạn thậm chí có thể đã loại bỏ một vài chiếc mặt nạ trong số đó. Nhưng điều này không có nghĩa là việc buông bỏ đang trở nên dễ hơn. Kẻ mạo danh của bạn sẽ kiên trì với một nỗ lực không ngừng nghỉ để giam bạn trong mớ bòng bong đó.

Đó là lý do tại sao điều cần thiết là bạn phải coi chừng những định hướng sai lầm. Kẻ mạo danh có thể cố gắng nhấn mạnh rằng ta cần buông bỏ những thứ lớn hơn.

Ví dụ như từ bỏ công việc, kết thúc một mối quan hệ đang gặp trắc trở, hoặc đi đến một nơi xa... những điều đó có thể cần can đảm mới có thể thực hiện, nhưng chúng cũng cho ta lý do để tránh né. Ban đầu, chúng khiến bạn cảm thấy thỏa mãn, nhưng sau đó lại đánh lạc hướng, khiến bạn lạc khỏi vấn đề thật sự. Bạn sẽ cần phải đào sâu hơn một chút.

Bởi vì điều này liên quan đến việc buông bỏ các tình huống trong cuộc sống, mà còn về việc buông bỏ các thói quen suy nghĩ và phản ứng của bạn với những hình thức đó. Đây là lý do tại sao buông bỏ thường giống như một cú twist – bởi thứ chúng ta cần buông bỏ không hiển hiện ra đó, chúng khéo ẩn mình hơn.

Ví dụ, buông bỏ thực sự có thể là bạn sẽ phải ngừng làm cả những việc mà bạn thích. Ví dụ, chăm lo cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân, cuối cùng đã đến lúc bạn ngừng đóng vai trò cố vấn cho bạn bè; hoặc ngừng tham gia tất cả các hoạt động tình nguyện và phục vụ cộng đồng mà bạn đang cống hiến.

Hoặc buông bỏ có nghĩa là chấp nhận ở lại với một tình huống khó khăn. Đã đến lúc từ bỏ thói quen trốn tránh của bạn, tức là luôn chuyển sang người khác hoặc địa điểm, công việc khác khi mọi thứ trông có vẻ bế tắc. Có lẽ đã đến lúc cần gắn bó, can đảm đối mặt để thay đổi.

Buông bỏ cũng có thể là vượt qua một điều gì đó đã từng là thử thách, từng rất cần thiết, nhưng giờ đã không còn phù hợp. Giống như một nỗi đau xưa cũ; một ngày kỷ niệm khiến bạn bị kẹt lại giống như phim Ngày chuột chũi hay một dự án sáng tạo đã kéo dài lê thê; hoặc một thói quen luyện tập sức khỏe quá mức...

Có lẽ bạn cần phải loại bỏ lớp mặt nạ sử dụng để đóng vai nạn nhân hoặc ngược lại, từ bỏ sự độc đoán của bạn trong các mối quan hệ. Dù đó là gì, buông bỏ thường đòi hỏi phải sáng tạo hơn bạn nghĩ.

Bạn sẽ nhận ra mình đang buông bỏ khi thấy bản thân không chỉ quay lưng lại với một cái gì đó, mà còn hướng tới một thứ khác. Khi bạn không chỉ thoát khỏi vĩnh viễn một vấn đề trong cuộc sống, mà còn tham gia vào nó.

Ben Katt/ Thái Hà Books & NXB Công thương

Nguồn Znews: https://znews.vn/vuot-qua-cam-giac-toi-loi-de-buong-bo-ganh-nang-post1552513.html