'Xanh hóa' giao thông tại TP Hà Nội - Kỳ 1: Nhiều bài toán cần giải quyết

Việc chuyển đổi phương tiện xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch nhằm hướng đến giao thông xanh, giảm phát thải, cải thiện chất lượng không khí và từng bước hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững là chủ trương đúng đắn, cần thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi lớn này, rất nhiều bài toán đang đặt ra, đòi hỏi TP Hà Nội cần sớm có phương án để giải quyết.

Nhiệm vụ cấp bách

Vấn đề ô nhiễm môi trường hết sức quan trọng, ảnh hưởng rấtlớn tới sức khỏe, môi trường sống. Chia sẻ tại Tọa đàm Quyết liệt bảo vệ môitrường, bảo vệ sức khỏe người dân Thủ đô do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổchức mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn khẳng định, trong suốtquá trình phát triển, Thủ đô Hà Nội luôn xác định mục tiêu phấn đấu Văn hiến -Văn minh - Hiện đại - Xanh - Thông minh. Quá trình quản lý phát triển xác địnhcác mục tiêu phải bảo đảm Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp.

Song, ông Dương Đức Tuấn cũng thừa nhận, tình trạng ô nhiễmmôi trường của Thủ đô Hà Nội hiện được đánh giá là hết sức cấp bách, đe dọa trựctiếp tới môi trường, chất lượng sống, sức khỏe của Nhân dân. Đây là thách thứcđối với mục tiêu phát triển của TP. “Mọi hệ quả của ô nhiễm môi trường đều hạnchế sự phát triển, thậm chí có thể gây khủng hoảng về kinh tế, xã hội cũng nhưđời sống Nhân dân. Chính vì thế, Trung ương cũng như TP trong các nghị quyết,chỉ thị, Luật Bảo vệ môi trường và các luật khác liên quan… đều hướng tới cácbiện pháp, giải pháp để bảo đảm kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường”,Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết.

Mới đây nhất, tại Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng về mộtsố nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môitrường đã nêu rõ yêu cầu TP Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổchức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe môtô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1; từ ngày1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiênliệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tụcmở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, Hà Nội có 7 tuyến đườngvành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đây là nhữngtrục chính, định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội cũng như Vùng Thủđô, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững củaThủ đô.

Trong đó, Vành đai 1 được xác định khép kín, bao gồm các tuyếnđường, phố Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái) - Đại Cồ Việt- Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - Đê La Thành - Hoàng Cầu - Đê La Thành - Cầu Giấy - đườngBưởi - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần QuangKhải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân. Chu vi toàn tuyến là khoảng25km, với diện tích khoảng 31km², trong đó Hồ Tây chiếm khoảng 5,2km². Vành đai1 đi qua 9 phường mới (sau sắp xếp) của TP Hà Nội; gồm 6 phường Ba Đình, NgọcHà, Hoàn Kiếm, Cửa Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hai Bà Trưng và 3 phường có mộtphần là Tây Hồ, Ô Chợ Dừa, Giảng Võ.

Vành đai 1 là một trong những trục chính đô thị quan trọng,nhằm kết nối từ Đông sang Tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội. Đây là tuyếnđường được coi là “xương sống giao thông nội đô”, kết nối các quận trung tâm vàgiải quyết nhu cầu di chuyển trong TP. Đặc biệt, Vành đai 1 không chỉ là tuyếnđường giao thông, mà còn gắn liền với việc bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử khiđi qua các khu vực biểu tượng như phố cổ Hà Nội. Theo ước tính, dân số trongkhu vực vào khoảng 600.000 người, trong khi số xe máy đã lên đến khoảng 450.000trên tổng số khoảng 6,9 triệu chiếc xe máy trên địa bàn TP.

Cần có những phương án thực sự cụ thể

Theo các chuyên gia, Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng đãthể hiện sự quyết tâm cao và cũng là bước đi cần thiết trong bối cảnh tình trạngô nhiễm không khí ở Hà Nội luôn nằm trong top đầu thế giới. Tuy nhiên, để thựchiện được yêu cầu tại Chỉ thị số 20, sẽ có nhiều khó khăn mà TP phải đối mặtnhư chuyển đổi thế nào, hạ tầng phục vụ xe điện, xử lý pin sau khi sử dụng rasao… đòi hỏi TP cần có những phương án thực sự cụ thể, xác định rõ các đối tượngcần tham gia và sớm đưa ra lộ trình triển khai.

Chi tiết các tuyến đường Vành đai 1 Hà Nội dự kiến cấm mô tô, xe gắn máy chạy xăng. (Ảnh: TTXVN).

PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Trường Đại học Giao thông Vận tảitrong một nghiên cứu cho biết, có 4 yếu tố chính tác động đến hành vi mua xe điệncủa người dân, bao gồm nhận thức lợi ích kinh tế khi sử dụng xe điện, sự thuậntiện, an toàn sử dụng và nhận thức sử dụng xe điện thân thiện với môi trường.PGS.TS Nguyễn Hồng Thái cho rằng, để thúc đẩy sự phát triển xe điện cá nhân tạicác đô thị Việt Nam, cần nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển xe điện có tầmnhìn và mục tiêu rõ ràng, trong đó có các chính sách ưu đãi tài chính cho việcsản xuất, sở hữu và sử dụng xe điện, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống trạmsạc và hoán đổi pin. Đồng thời, cũng cần xây dựng hệ thống quy chuẩn và tiêuchuẩn toàn diện liên quan đến xe điện, áp dụng quy chuẩn mức tiêu thụ nhiên liêụbắt buộc cho ô tô và xe máy.

Ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Antoàn giao thông quốc gia - cho rằng, để triển khai tốt chương trình bảo vệ môitrường ở Thủ đô nói riêng và trên toàn quốc nói chung, các Bộ, ngành phải xemxét, xác định rõ những công việc liên quan đến chuyển đổi các phương tiện sử dụngnhiên liệu hóa thạch (xăng) sang sử dụng xe điện. Về phía ngành điện, cần xác địnhnếu thay thế các phương tiện chạy xăng bằng phương tiện chạy điện thì ngành cócung cấp đủ điện phục vụ cho nhu cầu của Nhân dân hay không, nhất là vào thơìgian cao điểm mọi người sạc pin? “Để phục vụ được nhu cầu của người dân thì nguồnđiện phải đủ, dây tải điện phải đủ, các trạm sạc điện cũng phải cung cấp đầy đủ”,vị chuyên gia nhận định.

Theo ước tính, trong thời gian trước mắt và lâu dài, TP Hà Nôịcó hàng triệu xe máy phải chuyển đổi. Với số lượng lớn như vậy, Nhà nước cầntính đến việc hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời huy động sựtham gia của doanh nghiệp, cùng với các giải pháp tăng cường các phương tiệngiao thông công cộng.

Nhấn mạnh về nguồn lực tài chính rất lớn để thực hiện chuyểnđổi phương tiện từ xe xăng sang xe điện, ông Nguyễn Văn Thanh - nguyên Chủ tịchHiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, cần phải xác định rõ khả năng hỗ trợngân sách của TP Hà Nội, khả năng vận động xã hội hóa. “Các nhà sản xuất xe điện,vấn đề trụ sạc điện cũng rất quan trọng. Cùng với đó, cũng rất cần có chế độ đôỉpin, ví dụ như nhà sản xuất thu phí đổi pin với giá là bao nhiêu đó để sẵn sàngphục vụ cho người dân. Đây không chỉ là chính sách nhằm hướng đến một đô thịxanh mà còn là một chính sách tác động đến an sinh xã hội”, ông Nguyễn VănThanh nói. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng cần phải có giải pháp đôívới những xe sử dụng xăng sẽ thu hồi để tránh lãng phí.

Nỗi lo tài chính

Về phía người dân, thông tin TP Hà Nội sẽ cấm xe máy chạyxăng tại khu vực Vành đai 1 từ đầu tháng 7 năm tới cũng đang được dư luận rấtquan tâm. Một số người khi được hỏi bày tỏ lạc quan về việc cấm xe máy xăng vàokhu vực trên để giúp cho bầu không khí Thủ đô trở nên sạch sẽ, tạo nên một TPđáng sống. Anh Đỗ Thành Trung, sinh sống tại phường Bồ Đề nhưng thường xuyên phảidi chuyển vào trong khu vực Vành đai 1 cho rằng, việc dần loại bỏ xe máy ra khỏivùng lõi đô thị là phù hợp với xu thế của thế giới. Song, cũng có nhiều người,đặc biệt là những lao động phổ thông có sinh kế gắn liền với chiếc xe máy hiệnđang sử dụng xăng lại rất băn khoăn, trăn trở.

Ông Nguyễn Văn Tiến - một người đang hành nghề xe ôm tại khuvực phố Cửa Bắc (phường Ba Đình) cho biết, chiếc xe máy xăng đang là phương tiệnmưu sinh hàng ngày của ông. “Hiện nay, số tiền tôi kiếm được hàng ngày cũngkhông được bao nhiêu, phải để lo sinh hoạt cho cả gia đình. Chính phủ và TP cóchủ trương chuyển đổi thì chúng ta phải thực hiện nhưng tôi cũng rất băn khoănvì như vậy sẽ phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để mua xe điện. Vì vậy, tôi chorằng việc hạn chế xe máy xăng phải có lộ trình. Tôi cũng mong TP sẽ có sự hỗ trợtốt nhất cho người dân bị tác động bởi chính sách”, ông Tiến giãi bày.

Bên cạnh vấn đề tài chính ban đầu để chuyển đổi sang xe điện,một số người cũng băn khoăn về việc tiền điện sẽ gia tăng khi cả gia đình đều sửdụng xe điện, nhất là khi giá điện được tính lũy tiến theo bậc thang. Với nhữngngười phải di chuyển xa, làm sao để xe đủ năng lượng phục vụ di chuyển cả ngàycũng là vấn đề họ băn khoăn. Ngoài ra, việc di chuyển cũng như khả năng hỗ trợcho những người sinh sống ở các nơi khác nhưng phải di chuyển vào làm việc ởkhu vực Vành đai 1 cũng là vấn đề được nhiều người đề cập. “Những người dân đixe xăng ở các vùng ngoài Vành đai 1 đến khu vực Vành đai 1 để làm việc, thamquan du lịch thì gửi xe ở đâu?”, anh Đỗ Thành Trung đặt vấn đề.

(Còn tiếp)

Minh Ngọc

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/xanh-hoa-giao-thong-tai-tp-ha-noi-ky-1-nhieu-bai-toan-can-giai-quyet.html