Xe cầm đồ bị cửa hàng tự ý thanh lý, phải làm sao?

Không ít trường hợp mang xe đi cầm cố rồi bị cửa hàng tự ý thanh lý nhưng loay hoay không biết xử lý thế nào.

Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố tài sản được định nghĩa như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".

Ngoài ra, khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định ghĩa vụ của bên nhận cầm cố trong đó có nội dung: "Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác".

Mặt khác, không phải mọi trường hợp người nhận cầm cố đều không được bán tài sản cầm cố vì theo khoản 2 Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong đó, các biện pháp xử lý tài sản cầm cố có thể gồm bán, cho thuê, cho mượn.

Tuy nhiên, dù xử lý bằng biện pháp nào thì bên nhận cầm cố cũng phải được sự cho phép (thỏa thuận trước đó) của bên cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật.

Xử lý bằng biện pháp nào thì bên nhận cầm cố cũng phải được sự cho phép (thỏa thuận trước đó) của bên cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật.

Xử lý bằng biện pháp nào thì bên nhận cầm cố cũng phải được sự cho phép (thỏa thuận trước đó) của bên cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 300 và 303 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận cầm cố có quyền tự bán tài sản cầm cố nếu giữa các bên có thỏa thuận cụ thể về phương thức xử lý tài sản đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Tuy nhiên, trước khi xử lý tài sản, bên nhận cầm cố phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản cho bên cầm cố dựa trên thỏa thuận về giá tài sản hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

Việc thanh toán tiền có được từ việc xử lý tài sản phải được thực hiện theo quy định tại điều 307 Bộ luật Dân sự 2015. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại điều 308 của bộ luật này.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

Do đó, trong trường hợp này, việc tiệm cầm đồ không thông báo trước cho người cầm cố xe về việc sẽ tự bán chiếc xe đang cầm và cũng không có thỏa thuận về giá chiếc xe là vi phạm quy định pháp luật.

Chủ xe có quyền yêu cầu tiệm cầm đồ trả lại tài sản và thanh toán các khoản tiền vay, lãi suất, chi phí bảo quản xe cho tiệm cầm đồ. Nếu tiệm cầm đồ không thực hiện thì chủ xe có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết vụ việc theo quy định.

BẢO HƯNG

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/xe-cam-do-bi-cua-hang-tu-y-thanh-ly-phai-lam-sao-ar875013.html