Xe nhập khẩu liên tục áp đảo: Điều gì đang xảy ra với thị trường xe Việt?

Sự áp đảo liên tục của xe nhập khẩu trong liên tục 5 tháng qua và thị trường trong nước lao dốc với doanh số ảm đảm cho thấy tình hình đáng lo ngại với xe lắp ráp trong nước nói riêng và toàn ngành ô tô Việt nói chung.

Ô tô lắp ráp trong nước liên tục lép vế

Theo số liệu thống kê của VAMA, từ đầu năm 2024, trong khoảng thời gian 4 tháng đầu năm, xe lắp ráp trong nước liên tục có được doanh số khá tốt. Mặc dù doanh số trồi sụt thất thường nhưng từ tháng 1 đến tháng 4, xe nhập khẩu luôn bỏ khá xa so với doanh số xe lắp ráp trong nước. Thời điểm tháng 4 bắt đầu có thông tin về giảm thuế trước bạ cho xe lắp ráp trong nước. Đây chính là bước ngoặt khiến cả thị trường bắt đầu có sự đổi chiều. Xe nhập khẩu liên tục vươn lên khi doanh số xe lắp ráp trong nước sụt giảm.

Theo số liệu thống kê của VAMA, từ đầu năm 2024, trong khoảng thời gian 4 tháng đầu năm, xe lắp ráp trong nước liên tục có được doanh số khá tốt. Mặc dù doanh số trồi sụt thất thường nhưng từ tháng 1 đến tháng 4, xe nhập khẩu luôn bỏ khá xa so với doanh số xe lắp ráp trong nước. Thời điểm tháng 4 bắt đầu có thông tin về giảm thuế trước bạ cho xe lắp ráp trong nước. Đây chính là bước ngoặt khiến cả thị trường bắt đầu có sự đổi chiều. Xe nhập khẩu liên tục vươn lên khi doanh số xe lắp ráp trong nước sụt giảm.

Với sự lớn mạnh của xe nhập khẩu thực tế là tín hiệu cảnh báo cho xe lắp ráp trong nước.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 9 (1-15/9), cả nước đã nhập khẩu 8.267 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 170,8 triệu USD. Trong đó, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có lượng nhập khẩu nhiều nhất với 6.815 xe, tổng kim ngạch 120,5 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến 15/9, cả nước đã nhập khẩu 114.855 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD.

Trước đó, tính đến hết tháng 8 cả nước đã nhập khẩu 106.627 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 7,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo báo cáo của VAMA, doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 7 đạt 28.920 xe, bao gồm xe 22.847 du lịch; 5.857 xe thương mại và 215 xe chuyên dụng. Trong đó, doanh số xe du lịch tăng 15%, xe thương mại giảm 9%, xe chuyên dụng tăng 1% so với tháng trước. Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đó đạt 13.788 xe, tăng 6% so với tháng trước và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 15.132 xe, tăng 11% so với tháng trước. Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 7/2024 tăng 1% so với 2023. Xe ô tô du lịch tăng 1%; xe thương mại tăng 3% và xe chuyên dụng giảm 1% so với năm 2023.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 7/2024, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% trong khi xe nhập khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 7/2024, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% trong khi xe nhập khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân dẫn đến “gió đổi chiều” với xe lắp ráp trong nước là bởi người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi chính sách để mua được giá tốt. Trong khi đó, nắm thời cơ, các hãng xe nhập khẩu liên tục tung ra các chương trình khuyến mại tương đương với mức giảm lệ phí trước bạ của xe lắp ráp trong nước để kéo khách hàng.

Nếu nhìn nhận ở góc độ cạnh tranh trên thị trường thì đây cùng là thách thức cần có để xe lắp ráp trong nước có sự thay đổi ngay trên sân nhà, sau khi được sự hỗ trợ của Chính phủ từ đầu tháng 9 vừa qua. Mặc dù thời gian được ưu đãi là rất ngắn nhưng cũng là “liều thuốc” cần thiết để vực dậy kịp thời khi xe lắp ráp đang có dấu hiệu hụt hơi.

Đánh giá về tình hình thị trường, giới quan sát cho rằng những tháng cuối năm 2024 sẽ có nhiều điều bất ngờ khi xe lắp ráp sẽ buộc phải tìm đường vươn lên so với xe nhập khẩu. Với việc bị xe nhập khẩu vượt lên trong những tháng qua, các chuyên gia trong ngành cho rằng điều này có thể dự đoán trước được. Đặc biệt, trong báo cáo sắp tới của VAMA sẽ là bước ngoặt quan trọng cho thấy bước đầu hiệu quả của chính sách giảm thuế trước bạ và xe lắp ráp trong nước.

Mục tiêu lâu dài của ngành ô tô

Trong Chiến lược phát triển các ngành ô tô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Trước đó, theo Chiến luợc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1168/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 7 năm 2014, nhấn mạnh về các vấn đề phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu cầu bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng hiện đại.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Mục tiêu đặt ra của ngành ô tô Việt đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.

Mục tiêu đặt ra của ngành ô tô Việt đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.

Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Giai đoạn 2026 - 2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về link kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc. Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cũng đã đưa ra các chính sách rất cụ thể để hỗ trợ cho sản xuất trong nước như ưu đãi thuế nhập khẩu cho linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (Nghị định số 101/2021/NĐ- CP của Chính phủ), giảm lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước, .... Nhưng thực tế trong quá trình triển khai, các chính sách hỗ trợ thực thi còn khá hạn chế. Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Qui mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước qua đó cũng đã có khác nhiều so với trước đây.

Nhằm quyết tâm thúc đẩy ngành ô tô Việt Nam phát triển Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 589/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 xét đến 2025, trong đó có nội dung “Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”.

Nam Nguyễn

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/automotive/xe-nhap-khau-lien-tuc-ap-dao-dieu-gi-dang-xay-ra-voi-thi-truong-xe-viet.htm