Xét tuyển nguyện vọng 2 như thế nào?

Dưới đây là những lưu ý và gợi ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024 mà các thí sinh cần nắm rõ.

Nguyện vọng 2 là nguyện vọng đăng ký vào trường, ngành mà thí sinh mong muốn thứ hai. Nguyện vọng này sẽ được xét tuyển sau nguyện vọng 1. Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sẽ xét tiếp nguyện vọng 2.

Mặt khác, sau nguyện vọng 2 còn có nguyện vọng 3, 4, 5 tương ứng với các ngành mà thí sinh mong muốn

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về cách biệt điểm giữa nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Tùy thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn của các ngành, các trường mà thí sinh đã đăng ký mà cách biệt điểm giữa nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 có thể là lớn hoặc nhỏ.

Thông thường, cách biệt điểm giữa nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 sẽ lớn hơn ở các ngành, trường có điểm chuẩn cao.

* Lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học:

- Thí sinh nên đăng ký nguyện vọng 1 là ngành, trường mà mình yêu thích và có khả năng trúng tuyển cao nhất.

- Thí sinh nên đăng ký nguyện vọng 2 là ngành, trường có điểm chuẩn thấp hơn nguyện vọng 1 khoảng 2-3 điểm.

- Thí sinh nên đăng ký nguyện vọng 3, 4,... là các ngành, trường có điểm chuẩn thấp hơn nguyện vọng 2 khoảng 2-3 điểm.

- Thí sinh nên đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1

Điều này cũng đồng nghĩa là nếu thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng đầu tiên thì sinh đó sẽ không có quyền thực hiện xét tuyển ở nguyện vọng 2 và 3, 4, 5,.. nữa

Ví dụ nếu nguyện vọng 1 của của bạn đăng ký là khoa Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và nguyện vọng 2 là khoa Bất động sản cũng ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thì nếu như số điểm THPT của bạn không đủ để đỗ vào khoa Kiểm toán thì bạn sẽ có quyền để lấy số điểm đó để xét vào nguyện vọng 2 của khoa Bất động sản. Ngược lại nếu số điểm mà bạn THPT của bạn đủ điều kiện để đỗ vào khoa Kiểm toán thì nó cũng sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 nữa.

Điểm thi của thí sinh không vượt qua số điểm sàn

Ví dụ cụ thế: trong kỳ thi xét tuyển THPT tổng điểm 3 môn tự chọn của thí sinh đạt 11,25 điểm , thế nhưng theo quy định thì hệ Đại học chỉ được xét tuyển đối với thí sinh có số điểm đạt ngưỡng điểm sàn từ 12 điểm trở lên. Bởi vậy dù chỉ tiêu hiện tại của trường hiện có đang còn thiếu đi nữa thì nếu số điểm thực tế của thí sinh không vượt qua mức điểm sàn này thì thí sinh đó vẫn trượt.

Một số điều kiện khác

Bên cạnh 2 điều kiện trên, thì thí sinh cũng cần phải lưu ý một số những điểm sau khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2:

- Mức điểm sàn nhận hồ sơ tuy không phải là điều bắt buộc ở bất kỳ đơn vị trường học nào, thế nhưng nếu mức điểm của bạn còn thấp hơn cả mức điểm sàn nhận hồ sơ thì bạn cũng cần tốt công nộp hồ sơ nữa đâu nhé, vì chắc chắn hồ sơ của bạn cũng sẽ bị loại thôi

- Nếu như ở những năm trước, các thí sinh rất có thể rơi vào trường hợp trượt Đại học do tính nhầm, thì nay theo quy chế mới của Bộ Giáo dục thì các em vẫn có thể cho các em một đường lui, nghĩa là trong vòng 20 ngày của đợt xét tuyển đầu tiên, các thí sinh có thể rút hồ sơ để chuyển nguyện vọng của bản thân sang một trường khác hay cũng có thể là vẫn trường đấy nhưng sang một ngành khác. Tuy nhiên với cách làm này thí sinh cũng cần phải lưu ý là hết sức cẩn thận và làm theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và chỉ thực sự cảm thấy cấp bách thì hãy nên rút hồ sơ, vì thông tin đăng ký xét tuyển của các trường vẫn luôn biến đổi theo hàng giờ.

Tại Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH ngày 26/4/2024, để thống nhất triển khai nhiệm vụ và tiến độ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thí sinh lưu ý việc đăng ký và xử lý nguyện vọng với thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 như sau:

- Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024:

Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.

- Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024:

Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Như vậy, chỉ còn 6 ngày nữa, các thí sinh sẽ được chính thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng, từ ngày 18/7/2024 đến 17h00 ngày 30/7/2024. Sau khi đăng ký nguyện vọng, các thí sinh nộp lệ phí xét tuyển nguyện vọng từ ngày 31/7/2024 đến 17h00 ngày 06/8/2024.

- Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;

- Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);

- Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các cơ sở đào tạo đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại đề án tuyển sinh của các cơ sở đào tạo) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển để các cơ sở đào tạo sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký);

- Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh vào cơ sở đào tạo được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển;

- Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào cơ sở đào tạo theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.

An Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/xet-tuyen-nguyen-vong-2-nhu-the-nao/341016.html