Xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, nâng giá hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024
Để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bộ Công Thương giao Tổng cục Quản lý thị trường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá.
Bộ Công Thương vừa ban hành chỉ thị về bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2022, song vẫn trong giới hạn mục tiêu Quốc hội giao dưới 4%.
Bộ Công Thương nhận định trong thời gian tới, thị trường hàng hóa thế giới sẽ còn nhiều biến động do tác động của các vấn đề bất ổn chính trị, xu hướng giá năng lượng và lương thực đi lên, tỷ giá, lãi suất ở mức cao...
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán 2024, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
“Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán”, Bộ Công Thương lưu ý.
Với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương giao xây dựng kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024.
“Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, thương mại điện tử, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng…”, Bộ Công Thương lưu ý.
Đối với các đơn vị sản xuất (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng CTCP Bia Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam…) Bộ Công Thương yêu cầu chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; dự trữ vật tư, nguyên, nhiên liệu một cách hợp lý.
Các doanh nghiệp phải hạn chế tối đa dừng sản xuất trong dịp Tết, gây tâm lý bất ổn cho thị trường, đồng thời giám sát việc bán hàng trong hệ thống, ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý đầu cơ hàng, nâng giá.
Bộ Công Thương giao các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu dự trữ lưu thông theo quy định, thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiếu đã được phân giao, đảm bảo nguồn cung hàng hóa trước, trong, sau Tết Nguyên đán.
“Các doanh nghiệp tăng cường kiểm soát chất lượng, giá bán, đo lường trong hệ thống phân phối, tránh gian lận bán hàng tại các địa điểm bán lẻ kinh xăng dầu và bảo đảm công tác an toàn phòng chống cháy nổ”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.