Xu thế chứng khoán ngày 24/10: Giữ tâm lý thận trọng, hạn chế sử dụng đòn bẩy

Theo khuyến nghị của công ty chứng khoán, nhà đầu tư nên giữ tâm lý thận trọng, hạn chế sử dụng đòn bẩy margin trong thời điểm hiện tại và chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn từ 10 – 20% tài khoản...

Xu thế chứng khoán ngày 24/10: Giữ tâm lý thận trọng, hạn chế sử dụng đòn bẩy

Xu thế chứng khoán ngày 24/10: Giữ tâm lý thận trọng, hạn chế sử dụng đòn bẩy

Chứng khoán ngày 23/10, VN-Index chịu áp lực giảm điểm ngay từ đầu phiên, áp lực bán áp đảo duy trì trong cả phiên, thanh khoản suy giảm. VN-Index kết phiên giảm 14,50 điểm (-1,31%), về mức 1.093,53 điểm. HNX-Index giảm 2,19 điểm (-0,96%) về mức 226,26 điểm.

Độ rộng trên 2 sàn niêm yết tiêu cực với áp lực điều chỉnh chiếm ưu thế khi có 498 mã giảm giá (11 mã giảm sàn), 165 mã tăng giá (3 mã tăng trần) và 123 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn chỉ có 13.456,45 tỷ đồng được giao dịch, giảm so với phiên trước, chỉ đạt khoảng 65% so với mức trung bình cho thấy tâm lý thị trường kém tích cực, nhiều mã thanh khoản suy giảm mạnh khi nhà đầu tư cá nhân giảm mạnh giao dịch.

Trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch khi thị trường giảm, mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp với giá trị 57,31 tỷ đồng trên HOSE; bán ròng nhẹ trên HNX với giá trị 0,58 tỷ đồng.

Với diễn biến kém tích cực của thị trường chung, hầu hết các mã, nhóm đều chịu áp lực điều chỉnh, nhiều nhóm mã luân phiên chịu lực bán mạnh như bán lẻ MSN (-4,35%), MWG (-3,80%), DGW (-3,12%)...; hóa chất CSV (-4,88%), DGC (-3,74%)..., thủy sản ANV (-4,06%), VHC (-3,48%), MPC (-3,30%)... cảng vận tải biển với DXP (-5,38%), VOS (-3,86%), HAH (-3,54%), GMD (-3,28%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh mạnh với tâm lý e ngại tỷ lệ đòn bẩy tăng khi thông tin dư nợ margin tiếp tục tăng lên gần 165 ngàn tỷ đồng trong cuối quý 3 trong khi điểm số VN-Index hầu như không đổi so với cuối quý 2, với AGR (-4,11%), VIX (-4,00%), VCI (-3,49%), FTS (-3,15%), VND (-2,76%)... ngoài CTS (+2,16%), WSS (+1,56%), HCM (+0,17%) tăng giá.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, VN30 cũng có diễn biến tiêu cực với hầu hết chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản dưới mức trung bình như VPB (-2,55%), VIB (-1,63%), OCB (-1,59%), MSB (-1,54%)... ngoài các mã tăng giá nhẹ với SSB (+1,43%), LPB (+1,03%), EIB (+0,28%)...

Trong khi đó các cổ phiếu bất động sản có diễn biến khá tích cực hơn khi nhiều mã tiếp tục phục hồi, thanh khoản có cải thiện như QCG (+3,24%), SJS (+2,635), NDN (+1,92%), CEO (+1,50%), DXG (+0,9%)... bên cạnh đa số chịu áp lực bán, thanh khoản giảm với CII (-4,00%), LGL (-3,84%), NVL (-3,26%), L14 (-2,20%), NTL (-2,18%)...

 Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Không nên tham gia khi thị trường chưa có tín hiệu phục hồi Chứng khoán SHS

Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, khả năng hình thành nhịp hồi theo đáy W là khá thấp (vẫn có thể xảy ra nếu VN-Inex lấy lại ngưỡng 1.100 điểm trong các phiên tới). Giai đoạn hiện tại rủi ro ngắn hạn là khá cao bởi VN-Index đã mất xu hướng uptrend nên các nhịp hồi kỹ thuật nếu xảy ra cũng thường kết thúc bất ngờ khó dự báo.

Về góc nhìn trung hạn, nếu VN-Index có thể phục hồi sớm lấy lại hỗ trợ 1.100 thì khả năng tích lũy quanh khu vực 1.100 điểm - 1.150 điểm sẽ cao hơn. Ngược lại nếu VN-Index không phục hồi sớm thì cần tính tới khả năng chỉ số sẽ hình thành nền tích lũy mới trong khu vực nền tích lũy trước đây 1.000 điểm - 1.100 điểm, với kịch bản này nền tích lũy lại có thể sẽ cần nhiều thời gian. Khả năng thị trường trở lại downtrend là không cao bởi nền tảng tích lũy dài hạn trước đây khá tin cậy.

Thị trường có nguy cơ không kiểm tra đáy thành công và phải đi tìm khu vực cân bằng ở vùng điểm số thấp hơn, nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên tham gia chừng nào thị trường chưa có tín hiệu phục hồi. Nhà đầu tư trung, dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục đã mua từ đầu sóng theo khuyến nghị, chờ thị trường tích lũy ổn định trở lại.

Giữ tâm lý thận trọng, hạn chế sử dụng đòn bẩy Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index hình thành nến đỏ giảm điểm xóa hết đi nỗ lực phục hồi của phiên cuối tuần trước. Với diễn biến hiện tại, việc 2 chỉ báo MACD và RSI ở khung đồ thị giờ hình thành đáy tạo tín hiệu phân kỳ chỉ báo hiệu cho việc thị trường có thể sẽ có những nhịp bật nảy trong phiên chứ chưa thể khẳng định VN-Index đã tìm được điểm cân bằng.

Bên cạnh đó ở khung đồ thị ngày, nếu kịch bản tiêu cực xảy ra thì VN-Index sẽ tiếp tục nối dài nhịp sóng 3 (lý thuyết sóng Elliott) để hướng xuống các khu vực phía dưới theo thang đo Fibonacci và thị trường có thể sẽ còn xuất hiện áp lực bán mạnh hơn.

Khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng, hạn chế sử dụng đòn bẩy margin trong thời điểm hiện tại và chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn từ 10 – 20% tài khoản để có thể quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn khi thị trường vẫn đang xuất hiện áp lực bán mạnh.

Cơ cấu danh mục về mức an toàn Chứng khoán KB (KBSV)

VN-Index trải qua một nhịp giảm điểm với biên độ mở rộng trước khi hồi phục một phần về cuối phiên. Áp lực bán có phần suy yếu cùng lực cầu bắt đáy gia tăng quanh ngưỡng hỗ trợ gần 107x đã giúp cho chỉ số tránh rơi vào một nhịp giảm sâu.

Mặc dù vậy, với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index đang đối mặt với rủi ro lùi về ngưỡng hỗ trợ sâu hơn quanh 1055 (+-10) trước khi có cơ hội hồi phục rõ ràng hơn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị cơ cấu danh mục về mức an toàn và chỉ gia tăng một phần tỷ trọng trở lại quanh ngưỡng hỗ trợ xa.

VN-Index cần có những phiên tích lũy chặt chẽ hơn để hình thành đáy ngắn hạn Chứng khoán BIDV (BSC)

Trong những phiên tới, VN-Index cần có những phiên tích lũy chặt chẽ hơn để hình thành đáy ngắn hạn

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Bảo Thy

Nguồn Thương Gia: https://thuonggiaonline.vn/xu-the-chung-khoan-ngay-2410-giu-tam-ly-than-trong-han-che-su-dung-don-bay-post536389.html