Xuất xứ không thể ngờ của món bún bò Nam Bộ

Đặc sản của mỗi vùng miền trên đất nước lại gây thương nhớ với hương vị độc đáo, đa dạng. Nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của những món ngon nức tiếng từng vùng.

01. Món bún bò Nam Bộ được cho là xuất phát từ đâu?

A.Sài Gòn

B.Hà Nội

Đáp án: Có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của món bún bò Nam Bộ. Tuy nhiên, thông tin được biết đến rộng rãi nhất là Bún bò Nam Bộ xuất phát hoàn toàn từ Hà Nội, nhưng người 'phát minh' ra nó đặt tên là bún bò Nam Bộ. Quán đầu tiên bán món bún này nằm trên vỉa hè khách sạn Đồng Lợi thuộc phố Nam Bộ (sau đổi tên thành đường Lê Duẩn), do một người phụ nữ tên Can mở vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước. Đầu tiên, bà Can bán bún chả, sau có vài lần khách nhờ nướng thịt bò ăn chung với bún thế là món ăn ra đời. Xưa bún không có giá đỗ hành phi hay lạc mà chỉ đơn giản là thịt bò nướng ăn kèm với bún và rau sống cùng nước mắm chua ngọt và đu đủ ngâm. Món ăn này ban đầu được gọi là bún bò trộn. Dần theo thời gian, thực khách quen miệng gọi thành bún bò trên phố Nam Bộ hay bún bò Nam Bộ. Năm 2016, CNN từng lựa chọn bún bò Nam Bộ là một trong những 'món ăn đường phố ngon và phổ biến nhất Việt Nam mà du khách nên thử'.

C.Cần Thơ

D.Đồng Tháp

02. Bánh bông lan trứng muối 'nổi tiếng nhất' Việt Nam ở...?

A.Đà Nẵng

B.Hội An

C.Hải Phòng

D.Vũng Tàu

Đáp án: Bánh Bông Lan Trứng Muối - Gốc Cột Điện là thương hiệu 'độc nhất vô nhị' có mặt suốt hơn nửa thế kỷ qua ở Vũng Tàu. Người dân nơi đây coi bánh bông lan trứng muối là món ăn vặt 'ruột' được đặc biệt yêu thích. Chính vì lẽ đó, món ăn này cũng được bán dọc khắp các con đường lớn của thành phố biển Vũng Tàu.

03. Quê hương của món 'Cháo vạt giường' ở đâu?

A.Quảng Trị

Đáp án: Cháo vạt giường là cái tên mỹ miều mà du khách đặt cho món cháo canh hay cháo bột, cháo cá dân dã của người dân Quảng Trị. Không giống như các loại cháo nấu bằng hạt gạo ở miền Bắc, cháo vạt giường được nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc, cá biển, thịt vịt... Khi thưởng thức, thực khách sẽ phải dùng đũa để gắp sợi bột gạo và dùng thìa để húp nước dùng (giống như món mì, món phở vậy nhưng người dân nơi đây lại gọi là cháo). Vị cháo ngon ngọt, thơm nức sẽ khiến du khách mê mẩn ngay từ những miếng đầu tiên.

B.Quãng Ngãi

C.Quảng Bình

D.Quảng Nam

04. Tới đâu để 'cắp nách' lợn về ăn?

A.Hà Giang

B.Lạng Sơn

C.Lào Cai

Đáp án: Đến với Lào Cai, du khách sẽ được một giống lợn nhỏ mà những con trưởng thành cũng chỉ có trọng lượng dưới 10kg, được người bán kẻ mua 'cắp nách' mang đi một cách dễ dàng. Lợn cắp nách Lào Cai được nuôi thả tự nhiên, chúng tự tìm kiếm thức ăn nên thịt rất ngon và săn chắc. Thịt lợn cắp nách được người dân địa phương chế biến thành nhiều món ăn như nướng, xào, hấp… cùng với các gia vị đặc trưng như hạt dổi, lá nhội tạo thành món ăn đặc sản nổi tiếng.

D.Cao Bằng

05. Mít tố nữ thơm lừng là đặc sản của tỉnh...?

A.Long An

Đáp án: Nếu đã một lần đặt chân tới vùng đất Long Khánh trù phú của Long An, du khách chắc chắn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức những miếng mít vàng óng màu mỡ gà của giống mít tố nữ thơm nức tiếng nơi đây. Mít tố nữ nhỏ tầm 1 hoặc 2 kg một quả nên khi ăn chỉ cần bổ đôi là có thể tách vỏ một cách dễ dàng.

B.Nghệ An

C.Bến Tre

D.Cần Thơ

06. Ba khía Rạch Gốc là món ăn nổi tiếng của xứ nào miền Tây?

A.Kiên Giang

B.Tiền Giang

C.Vũng Tàu

D.Cà Mau

Đáp án: Khi đến vùng đất tận cùng của Tổ quốc, Cà Mau, du khách có thể tìm kiếm rất nhiều loại đặc sản mà trong đó không thể không kể tới ba khía. Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa cho đến tận bây giờ vì chỉ có con ba khía ở địa phương này mới thật sự ngon và hấp dẫn hơn cả. Ba khía nơi đây chỉ ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác. Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hằng năm là mùa ba khía. Người dân Cà Mau thường chế biến ba khía thành muối ba khía hoặc ba khía hấp sả ăn cùng với nước chấm cũng thơm ngon vô cùng.

07. Ngất ngây 'Rượu Bàu Đá' thơm nức tiếng ở...?

A.Bình Dương

B.Bình Phước

C.Bình Định

Đáp án: Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá. Cái hồn của Rượu Bàu Đá được tạo nên từ chính nguồn nước ngầm này. Nếu cùng những nguyên liệu như nhau mà nấu ở nơi khác, không dùng nước ngầm tại làng thì rượu nấu ra sẽ không đạt chuẩn.

D.Tây Ninh

08. Miền Bắc có nhãn lồng Hưng Yên. Vậy nhãn da bò là đặc sản nổi tiếng của vùng đất nào?

A.Hà Nam

B.Bắc Giang

C.Bạc Liêu

Đáp án: Không chỉ có nhiều giai thoại, ở Bạc Liêu còn có rất nhiều đặc sản hấp dẫn, trong đó nổi tiếng nhất là nhãn da bò. Loại nhãn này có nguồn gốc từ Trung Quốc do người Hoa đem qua Việt Nam nhân giống trong buổi đầu di cư lập nghiệp. Cho đến nay, các vườn trồng nhãn ở Bạc Liêu có cây đã hơn 100 năm tuổi. Quả nhãn da bò có vỏ mỏng, màu vàng óng, thịt dày, ngọt thanh.

D.Bắc Cạn

09. Thưởng thức 'chuối ngự tiến vua' nức tiếng ngàn đời tại...?

A.Hà Nam

Đáp án: Chuối ngự được trồng tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (xưa là phủ Lý Nhân). Người dân Đại Hoàng ghi lại trong sách sử địa phương, một lần vua Trần cùng đoàn tùy tùng xuôi thuyền từ kinh thành Thăng Long về hành cung Thiên Trường nghỉ chân tại Lý Nhân đã ăn thử giống chuối địa phương. Thấy loại quả ngon, vua ban thưởng và truyền cho người dân nhân giống. Từ đó, chuối làng Đại Hoàng được mang tên chuối Ngự hay còn gọi là chuối tiến Vua.

B.Sơn La

C.Huế

D.Ninh Bình

10. Vùng đất của những món ngon từ chuột?

A.Trà Vinh

B.Hậu Giang

C.Phú Yên

D.Đồng Tháp

Đáp án: Chuột đồng hay chuột cống nhum là đặc sản ngon nức tiếng vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp. Chuột ở đây có nhiều cách chế biến như xào lăn, xé phay, nướng, xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng… mỗi món mang một hương vị khác nhau. Người dân cũng hay ướp tỏi và rượu đơn giản trước khi nướng chuột tươi trên than hồng đến khi chín vàng.

11. Chưa thử don là chưa đến...?

A.Thanh Hóa

B.Quảng Ngãi

Đáp án: Don thuộc loài nhuyễn thể, vỏ có hai mảnh hình dẹt và dài chỉ hơn 1 phân. Bên trong phần thịt có màu vàng nhạt và vài tua dài tủa xung quanh. Don Quảng Ngãi được người dân yêu thích nhờ độ ngọt thanh tự nhiên và là đặc sản chỉ có ở mảnh đất miền Trung này.

C.Nghệ An

D.Hà Tĩnh

12. Chả lợn, chả bò đã quen. Vậy chả gà là đặc sản của tỉnh nào?

A.Bắc Ninh

B.Vĩnh Phúc

C.Hải Dương

D.Hưng Yên

Đáp án: Chả gà Tiểu Quan là món ăn nổi tiếng có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Chả gà là một món ăn độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các món khác mà cần phải nhấm nháp từng chút một để cảm nhận hương vị ngậy, ngọt, béo, thơm, cay… của chả.

13. Phở là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhưng có lẽ không phải du khách nào cũng biết tới món phở chua của...?

A.Lạng Sơn

Đáp án: Phở chua được làm bởi bánh phở tươi thái nhỏ được trộn với các loại gia vị, thịt xá xíu, lạc rang giã nhỏ, trứng vịt lộn bổ tư và nước đủ (hay còn gọi nước sốt) cùng các loại gia vị khác. Món ăn này được chế biến khá cầu kỳ và hương vị chua ngòn ngọt, cay cay, bùi bùi.

B.Hòa Bình

C.Lai Châu

D.Điện Biên

14. Tên nghe thì u ám nhưng 'cơm âm phủ' là một trong những món ăn tinh tế nhất nơi nào?

A.Hà Nội

B.Ninh Bình

C.Huế

Đáp án: Cơm âm phủ Huế là một trong những món ăn đại diện tiêu biểu về nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Với hương vị hài hòa cùng lối bài trí phảng phất nét cung đình, cơm âm phủ Huế làm cho thực khách được thưởng thức một món ăn hoàn hảo không chỉ ngon mà còn rất đẹp mắt bởi nghệ thuật bày trí.

D.Hội An

15. Lên Tây Nguyên, chắc chắn phải thưởng thức thịt nai ở...?

A.Gia Lai

B.Kon Tum

C.Đăk Lăk

Đáp án: Đăk Lăk nổi tiếng với món thịt nai nướng thái mỏng ướp mỡ nước và gia vị, ăn cùng gừng tươi… Miếng thịt nai nướng chín ngọt mềm thêm vị cay nóng của gừng kích thích người ăn đến mê say mà không cần dùng đến rượu.

D.Đăk Nông

Đỗ An (Tổng hợp)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/du-lich/xuat-xu-khong-the-ngo-cua-mon-bun-bo-nam-bo-788189.html