100 mâm cỗ dâng cúng Hoàng tử Lang Liêu - ông Tổ nghề đầu bếp của Việt Nam

Sáng 7/5 (tức ngày 10/4 Âm lịch), tại đình Dữu Lâu, phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra Lễ dâng hương cúng giỗ Hoàng tử Lang Liêu - Vua Hùng thứ 7 (Hùng Chiêu Vương) - nhân vật được coi là Tổ nghề đầu bếp Việt Nam.

Đến tham dự Lễ giỗ Hoàng tử Lang Liêu năm nay có đồng chí Nguyễn Đắc Thủy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ; ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam; Nghệ nhân Lê Thị Thiết - UV thường vụ Hiệp Hội văn hóa ẩm thực Việt Nam; ông Dương Văn Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội đầu bếp Việt Nam; ông Dương Văn Hùng - Phó Chủ tịch Liên chi hội đầu bếp Việt Nam - Chủ tịch Hội đầu bếp Hoàng Gia Việt Nam và đại biểu các Liên chi hội đầu bếp của các tỉnh, thành phố cùng hơn 500 nghệ nhân, cộng đồng đầu bếp đến từ các hội, chi hội trong cả nước.

Các đại biểu dự Lễ giỗ Hoàng tử Lang Liêu - nhân vật được suy tôn là ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng

Các đại biểu dự Lễ giỗ Hoàng tử Lang Liêu - nhân vật được suy tôn là ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng

Các đại biểu dự Lễ

Các đại biểu dự Lễ

Theo truyền thuyết dân gian và các ghi chép lịch sử thời dựng nước Văn Lang, Hoàng tử Lang Liêu là con trai thứ 18 của Vua Hùng Vương thứ sáu (Hùng Hy Vương), sinh ra lớn lên tại vùng đất cổ Dữu Lâu thuộc kinh đô Phong Châu.

Tương truyền, trong cuộc thi tìm lễ vật dâng lên tổ tiên và mừng thọ vua cha, Hoàng tử Lang Liêu đã khéo léo dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong để làm ra bánh chưng vuông và bánh giầy tròn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc tượng trưng cho “Trời tròn, đất vuông”, thể hiện lòng hiếu kính và tri ân tổ tiên. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán, là biểu tượng của sự đoàn viên, lòng biết ơn và tinh thần gắn kết cộng đồng.

Sau này, Hoàng tử Lang Liêu được vua cha truyền ngôi, trở thành Vua Hùng thứ bảy - Hùng Chiêu Vương và là vị vua hiền, chăm lo nhân dân lao động, sản xuất, khai phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Truyền thuyết cũng ghi nhận Vua Hùng thứ bảy cùng vợ là bà Lăng Thị Tiêu có công lao lớn, lãnh đạo nhân dân Văn Lang chiến đấu, đánh bại quân xâm lược nhà Ân đến từ phương Bắc, bảo vệ bờ cõi. Hùng Chiêu Vương (tức Hoàng tử Lang Liêu) đã được nhân dân tôn vinh, dựng đền thờ tại phường Dữu Lâu ngày nay.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đến nay câu chuyện về Hoàng tử Lang Liêu và sự tích “Bánh Chưng, bánh Giầy” vẫn luôn được các thế hệ người dân Việt Nam nhắc đến với lòng tôn kính và niềm tự hào lớn lao. Đặc biệt, Hoàng tử Lang Liêu được đông đảo giới đầu bếp cả nước suy tôn là ông Tổ nghề đầu bếp - người sáng lập ra nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam và ngày giỗ của Ngài (mùng 10/4 âm lịch) cũng trở thành ngày giỗ của Tổ nghề đầu bếp Việt Nam.

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cùng các đại biểu dâng hương đình Dữu Lâu - nơi thờ Hoàng tử Lang Liêu. Ảnh: Trần Thắng

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cùng các đại biểu dâng hương đình Dữu Lâu - nơi thờ Hoàng tử Lang Liêu. Ảnh: Trần Thắng

Lễ giỗ Hoàng tử Lang Liêu - nhân vật được suy tôn là ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng

Lễ giỗ Hoàng tử Lang Liêu - nhân vật được suy tôn là ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng

Lễ giỗ Hoàng tử Lang Liêu hằng năm không chỉ là một nghi thức tâm linh mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại. Đây là nghi lễ luôn thu hút đông đảo người dân địa phương phường Dữu Lâu và các phường lân cận tham gia, tạo nên một không gian văn hóa đậm chất Việt Nam.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, tại lễ dâng hương năm nay có hơn 500 nghệ nhân, cộng đồng đầu bếp đến từ các hội, chi hội trong cả nước cùng chuẩn bị 100 mâm lễ công phu với bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho đất và trời; tưởng nhớ Tổ nghề Lang. Đây cũng là sự kiện xác lập kỷ lục số lượng mâm lễ lớn nhất từ trước đến nay, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa và quảng bá ẩm thực truyền thống Việt Nam.

Xác lập kỷ lục mâm lễ vật lớn nhất và có nhiều món nhất từ trước đến nay. Ảnh: Tùng Vy

Xác lập kỷ lục mâm lễ vật lớn nhất và có nhiều món nhất từ trước đến nay. Ảnh: Tùng Vy

Mâm lễ của các nhà hàng, nghệ nhân, đầu bếp dâng ông Tổ nghề. Ảnh: Trần Thắng

Mâm lễ của các nhà hàng, nghệ nhân, đầu bếp dâng ông Tổ nghề. Ảnh: Trần Thắng

Lễ vật là những đặc sản các vùng miền dâng ông Tổ nghề. Ảnh: Trần Thắng

Lễ vật là những đặc sản các vùng miền dâng ông Tổ nghề. Ảnh: Trần Thắng

Sau nghi lễ dâng hương, du khách và nhân dân tham gia các hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng, giã bánh giầy và đắm mình trong các làn điệu hát Xoan của Phú Thọ (Di sản văn hóa phí vật thể).

Du khách tham gia hoạt động giao lưu gói bánh chưng, giã bánh giầy,...

Du khách tham gia hoạt động giao lưu gói bánh chưng, giã bánh giầy,...

..., giã bánh giầy,...

..., giã bánh giầy,...

... và thưởng thức các làn điệu Hát Xoan. Ảnh: Trần Thắng

... và thưởng thức các làn điệu Hát Xoan. Ảnh: Trần Thắng

Một trong những hoạt động đặc sắc trong phần hội là phần giới thiệu gia vị Việt với chủ đề chính về nước mắm… một gia vị không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Với lịch sử lâu đời, nước mắm đã trở thành một trong những biểu tượng của sự tinh tế, đậm đà và sáng tạo trong cách chế biến món ăn của người Việt.

Từ những bữa cơm gia đình giản dị đến các món ăn cầu kỳ trong các dịp lễ Tết, nước mắm luôn hiện diện, làm nổi bật hương vị và gắn kết mọi người qua những bữa ăn. Masan Consumer đã có màn giới thiệu ấn tượng với du khách về các thương hiệu nước mắm nổi tiếng như Chin-su, Omachi,.. là những thương hiệu đã góp phần nâng tầm giá trị của nước mắm Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của ẩm thực Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Mâm cỗ lớn nhất từ trước tới nay được xác lập trong Lễ giỗ ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam tại phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Trần Thắng

Mâm cỗ lớn nhất từ trước tới nay được xác lập trong Lễ giỗ ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam tại phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Trần Thắng

Theo đại diện Liên chi hội đầu bếp Việt Nam, đây không chỉ là dịp để những người làm nghề cùng nhau ôn lại cội nguồn, thắt chặt tình đoàn kết, thể hiện tài năng của các nghệ nhân mà còn là cơ hội quý giá để quảng bá, tôn vinh văn hóa ẩm thực các vùng miền trên bản đồ ẩm thực Việt Nam. Đồng thời là hoạt động nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, tri ân công đức tổ tiên, phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người dân địa phương.

Ban Tổ chức trao Giấy chứng nhận cho các Hội, chi hội ...

Ban Tổ chức trao Giấy chứng nhận cho các Hội, chi hội ...

... và các nghệ nhân, đầu bếp. Ảnh: Trần Thắng

... và các nghệ nhân, đầu bếp. Ảnh: Trần Thắng

Ban Tổ chức vinh danh các nhà tài trợ cho sự kiện Lễ giỗ ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng

Ban Tổ chức vinh danh các nhà tài trợ cho sự kiện Lễ giỗ ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng

Kết thúc Lễ dâng hương tưởng nhớ Hoàng tử Lang Liêu - ông Tổ nghề đầu bếp Việt Nam, Ban tổ chức đã trao Giấy chứng nhận cho 181 Hội, chi hội, Công ty, nhà hàng và các nghệ nhân đầu bếp nổi tiếng trên các vùng miền trong cả nước.

Trần Thắng

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/100-mam-co-dang-cung-hoang-tu-lang-lieu-ong-to-nghe-dau-bep-cua-viet-nam-a28619.html