14 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Sa Pa

Theo thông tin từ Phòng Văn hóa thị xã Sa Pa, tính đến nay, địa phương có 14 di sản được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trong 14 di sản được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia phải kể đến các lễ hội độc đáo, như: Gầu tào của người Mông; nghi lễ Cấp sắc của người Dao đỏ; lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; lễ hội Pút tồng của người Dao và những nghề truyền thống như: Làm bạc của người Mông, Dao, nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao, Xa Phó...

Các di sản này đã phát huy giá trị, trở thành tài nguyên quý trong phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới đây là hình ảnh 14 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc Gia tại Sa Pa.

 Lễ hội Gầu tào của người Mông ở Lào Cai được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012.

Lễ hội Gầu tào của người Mông ở Lào Cai được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012.

 Nghi lễ Cấp sắc của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 27/12/2012 tại Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL.

Nghi lễ Cấp sắc của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 27/12/2012 tại Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL.

 Nghi lễ Then của người Tày được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 27/12/2012, theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL.

Nghi lễ Then của người Tày được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 27/12/2012, theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL.

 Lễ hội Roóng poọc (Xuống đồng) của người Giáy, xã Tả Van, thị xã Sa Pa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013.

Lễ hội Roóng poọc (Xuống đồng) của người Giáy, xã Tả Van, thị xã Sa Pa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013.

 Lễ Pút tồng của người Dao đỏ được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013.

Lễ Pút tồng của người Dao đỏ được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013.

 Nghề chạm khắc bạc của người Mông được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL, ngày 31/10/2013.

Nghề chạm khắc bạc của người Mông được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL, ngày 31/10/2013.

 Nghi lễ kéo co của cộng đồng người Tày - Giáy được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL, ngày 25/8/2014.

Nghi lễ kéo co của cộng đồng người Tày - Giáy được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL, ngày 25/8/2014.

 Nghề làm trống của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 257/QĐ-BVHTTDL, ngày 21/1/2020.

Nghề làm trống của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 257/QĐ-BVHTTDL, ngày 21/1/2020.

 Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao đỏ được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 2738/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/9/2020.

Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao đỏ được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 2738/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/9/2020.

 Nghề chạm khắc bạc của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/1/2018.

Nghề chạm khắc bạc của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL, ngày 30/1/2018.

 Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Xa Phó được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL, ngày 19/12/2014.

Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Xa Phó được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL, ngày 19/12/2014.

 Nghề vẽ tranh thờ của người Dao đỏ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 825/QĐ-BVHTTDL, ngày 9/3/2021.

Nghề vẽ tranh thờ của người Dao đỏ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 825/QĐ-BVHTTDL, ngày 9/3/2021.

 Chữ Nôm của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL, ngày 13/10/2015.

Chữ Nôm của người Dao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL, ngày 13/10/2015.

 Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3433/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/11/2023.

Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 3433/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/11/2023.

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/14-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-tai-sa-pa-post387405.html