14 tháng liên tiếp nhiệt độ nước đại dương cao kỷ lục?

Tháng 5 năm nay đang trên đà trở thành tháng thứ 14 liên tiếp mà nước đại dương trên Trái Đất ấm kỷ lục.

Theo trang Weatherzon, nhiệt độ bề mặt nước đại dương toàn cầu mỗi tháng đều phá kỷ lục kể từ tháng 4/2023. Tháng 5/2023 là thời điểm mà cả các đại dương lẫn nhiều quốc gia trên thế giới (bao gồm cả nước ta) ghi nhận những mức nhiệt độ kỷ lục, nhưng nhiệt độ nước đại dương vào tháng 5/2024 còn ấm hơn thế, mà ấm hơn khá nhiều. Tháng 5 năm nay sắp trở thành tháng thứ 14 liên tiếp mà nhiệt độ nước đại dương toàn cầu phá kỷ lục. Đây là điều khá lạ thường vì đã có những dấu hiệu rõ ràng của La Nina - hiện tượng thường làm nước đại dương mát hơn.

 Đây là bản đồ cho thấy nhiệt độ của các đại dương đã tăng lên thế nào, trong đó những vùng màu cam và đỏ là có nhiệt độ cao hơn trung bình cùng kỳ hằng năm; màu xanh da trời là có nhiệt độ thấp hơn trung bình cùng kỳ hằng năm.

Đây là bản đồ cho thấy nhiệt độ của các đại dương đã tăng lên thế nào, trong đó những vùng màu cam và đỏ là có nhiệt độ cao hơn trung bình cùng kỳ hằng năm; màu xanh da trời là có nhiệt độ thấp hơn trung bình cùng kỳ hằng năm.

Một trong những khu vực có nhiệt độ đại dương rất cao là Bắc Thái Bình Dương, gần Nhật Bản. Nhìn trên bản đồ, có thể thấy nhiệt độ bề mặt nước Biển Đông cũng cao hơn 1 - 2oC so với mức trung bình cùng kỳ hằng năm. Nhiệt độ nước biển tăng sẽ ảnh hưởng đến đời sống động, thực vật ở biển.

Theo McPhaden, xu hướng nền trên bề mặt đại dương, bề mặt đất liền và khí quyển là nóng lên. Khí nhà kính tích tụ trong khí quyển, làm nóng cả ba khu vực này. Tuy nhiên, các xu hướng sẽ dao động tùy vào chu kỳ La Ninã và El Ninõ. Những năm diễn ra El Ninõ, bề mặt Thái Bình Dương nóng lên.

Các hiện tượng cực đoan hiện đã ảnh hưởng đến sinh vật biển. Những đợt sóng nhiệt biển, khi nhiệt độ đại dương trong một khu vực vượt mức mà các sinh vật bản địa chịu được, đang trở nên phổ biến hơn. Trong đó, san hô đặc biệt dễ tổn thương. Chúng trục xuất các sinh vật đơn bào cộng sinh khi nước trở nên quá nóng. San hô có thể sống sót qua quá trình tẩy trắng này nếu chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. Nhưng nếu quá trình tẩy trắng diễn ra quá thường xuyên, san hô sẽ chết.

Anh Thư

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/14-thang-lien-tiep-nhiet-do-nuoc-dai-duong-cao-ky-luc-88478.html