2026 được chọn là Năm Quốc tế Phụ nữ nông thôn

Nhằm nâng cao vị thế của nền nông nghiệp toàn cầu, mới đây, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố năm 2026 là Năm Quốc tế Phụ nữ nông thôn. Nghị quyết này đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào toàn cầu hướng tới phát triển nông nghiệp và bình đẳng giới.

 Phụ nữ góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Phụ nữ góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Khoảng cách giới trong nông nghiệp

Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể, giúp xóa bỏ các rào cản và tạo ra môi trường nông nghiệp công bằng hơn. Sáng kiến này không chỉ hứa hẹn tăng cường cơ hội sinh kế của phụ nữ mà còn nâng cao năng suất tổng thể và tính bền vững của nông nghiệp toàn cầu.

Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong sản xuất lương thực toàn cầu, đóng góp vào việc tạo ra khoảng một nửa sản lượng lương thực của thế giới. Ở nhiều quốc gia, phụ nữ chịu trách nhiệm sản xuất từ 60% đến 80% nguồn cung cấp thực phẩm. Mặc dù có những đóng góp quan trọng nhưng lực lượng này lại phải đối mặt với tỷ lệ mất an ninh lương thực cao hơn so với nam giới.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) có tiêu đề "Tình trạng của phụ nữ trong các hệ thống thực phẩm nông nghiệp", mặc dù chiếm 39% lực lượng lao động nông nghiệp toàn cầu, phụ nữ vẫn phải chịu sự phân biệt đối xử.

Họ phải đối mặt với những trở ngại trong việc sở hữu đất đai, bị hạn chế tiếp cận các cơ hội việc làm có chất lượng, trả lương không đồng đều và trong nhiều trường hợp, họ bị gạt ra ngoài lề quá trình ra quyết định.

Nhằm nâng cao vị thế của nền nông nghiệp toàn cầu, mới đây, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố năm 2026 là Năm Quốc tế Phụ nữ nông thôn.

Nhằm nâng cao vị thế của nền nông nghiệp toàn cầu, mới đây, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố năm 2026 là Năm Quốc tế Phụ nữ nông thôn.

Một báo cáo khác của FAO có tựa đề "Khí hậu bất công" nhấn mạnh tác động không cân xứng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả phụ nữ nông thôn. Báo cáo cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến tổng thu nhập của các hộ gia đình có chủ hộ là nữ giảm 34% so với các hộ gia đình có chủ hộ là nam.

Do đó, cần tìm cách nâng cao nhận thức về những thách thức mà phụ nữ đang phải đối mặt trong lĩnh vực nông nghiệp. Cần thúc đẩy các giải pháp khả thi để giải quyết những thách thức này và phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là các mục tiêu liên quan đến bình đẳng giới, an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo.

Năm Quốc tế về Phụ nữ nông thôn sẽ làm sáng tỏ vai trò quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa, sáng kiến này còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự đại diện của họ trong quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp của lĩnh vực nông nghiệp.

Trao quyền cho phụ nữ nông thôn

FAO nhấn mạnh sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế và kêu gọi thu hẹp khoảng cách giới về năng suất và tiền lương, trao quyền cho phụ nữ làm việc trong các hệ thống nông nghiệp.

Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong sản xuất lương thực toàn cầu, đóng góp vào việc tạo ra khoảng một nửa sản lượng lương thực của thế giới.

Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong sản xuất lương thực toàn cầu, đóng góp vào việc tạo ra khoảng một nửa sản lượng lương thực của thế giới.

FAO cam kết giải quyết những chênh lệch giới nhằm tăng cường an ninh lương thực, thúc đẩy sự thịnh vượng và thúc đẩy bình đẳng giới trong các hệ thống nông nghiệp. Mặt khác, cần đảm bảo việc sử dụng các phương pháp có tính nhạy cảm giới trong các dự án và chương trình phát triển nông thôn toàn diện.

Ở cấp độ toàn cầu, việc trao quyền cho phụ nữ trong nông nghiệp là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu an ninh lương thực và phát triển bền vững. Để làm được điều đó, cần tiếp tục vận động thực hiện bình đẳng giới cùng với các chính sách và chương trình mang tính toàn diện.

Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp thông qua giáo dục, đào tạo và cố vấn, nhằm nuôi dưỡng một ngành công nghiệp đa dạng và linh hoạt.

Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp thông qua giáo dục, đào tạo và cố vấn, nhằm nuôi dưỡng một ngành công nghiệp đa dạng và linh hoạt.

Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp thông qua giáo dục, đào tạo và cố vấn, nhằm nuôi dưỡng một ngành công nghiệp đa dạng và linh hoạt. Một trong những điều mà Nghị quyết này tập trung vào là hỗ trợ nữ nông dân về quyền sở hữu đất đai, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, cách tham gia thị trường và chuỗi cung ứng thực phẩm mới.

Ở nhiều khu vực của châu Á, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Tại Philippines, các tổ chức như AGREA đang tạo ra sự khác biệt. Được thành lập vào năm 2014, AGREA hướng tới mục tiêu tạo ra các hệ thống nông nghiệp bền vững và toàn diện, tập trung vào việc trao quyền cho phụ nữ nông thôn thông qua các dự án giáo dục và phát triển cộng đồng.

Ở cấp độ toàn cầu, việc trao quyền cho phụ nữ trong nông nghiệp là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu an ninh lương thực và phát triển bền vững

Ở cấp độ toàn cầu, việc trao quyền cho phụ nữ trong nông nghiệp là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu an ninh lương thực và phát triển bền vững

Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phụ nữ trong nông nghiệp. Để chống đói nghèo cho những người sống phụ thuộc vào hệ thống nông nghiệp, dựa vào lúa gạo, IRRI tài trợ cho các chương trình nghiên cứu và phát triển nhằm tăng năng suất, tính bền vững và đảm bảo bình đẳng giới trong nghề trồng lúa.

Tại Mỹ, phụ nữ đã có những bước tiến trong việc phá bỏ các rào cản về giới trong nông nghiệp. Các trang trại do phụ nữ làm chủ như Soul Fire ở New York, đang cách mạng hóa nông nghiệp với trọng tâm là bình đẳng chủng tộc và bình đẳng giới. Trang trại Soul Fire không chỉ là một cơ sở nông nghiệp mà còn là trung tâm đào tạo về sinh thái nông nghiệp, trồng trọt và công bằng xã hội cho người da màu, phụ nữ.

Chính phủ Mỹ cũng đang tham gia một cách tích cực vào sự thay đổi này. Các chương trình như "Mạng lưới cố vấn phụ nữ trong nông nghiệp" của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cung cấp nguồn lực cho các nữ nông dân, thúc đẩy sự tham gia của họ trong lĩnh vực này. Những sáng kiến nêu trên rất quan trọng ở một quốc gia, nơi mà phụ nữ ngày càng đảm nhận nhiều vai trò điều hành trang trại.

Nguồn: FAO, reliefweb.int

Thu Sương

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/2026-duoc-chon-la-nam-quoc-te-phu-nu-nong-thon-20240606164122738.htm