4 lợi ích sức khỏe của củ sả và cách sử dụng

Củ sả (Cymbopogon citratus) được sử dụng trong y học dân gian để hỗ trợ tiêu hóa, hạ sốt, giảm đau đầu, làm dịu vết côn trùng cắn và hạ huyết áp cao. Nó cũng có thể giúp kiểm soát các tình trạng như viêm khớp, gàu và viêm nướu...

1. Lợi ích của củ sả

1.1 Củ sả có thể giúp điều trị gàu

Tinh dầu trong sả có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, giúp làm sạch da đầu và giảm gàu hiệu quả. Ngoài ra, sả còn có thể giúp làm mượt tóc, giảm ngứa và mang lại cảm giác dễ chịu khi gội đầu.

2. Hỗ trợ sức khỏe răng miệng

Củ sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, hỗ trợ điều trị các vấn đề răng miệng như viêm nướu, loại bỏ mảng bám. Người dùng có thể sử dụng sả tươi hoặc tinh dầu sả để súc miệng, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và hơi thở thơm tho. Sử dụng nước súc miệng có chứa 0,25% tinh dầu sả, cải thiện tình trạng viêm nha chu nhẹ (bệnh nướu răng). Nha chu khỏe mạnh giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.

Dưới đây là một số cách sử dụng sả để hỗ trợ điều trị răng miệng:

- Súc miệng bằng nước sả: Đun sôi sả tươi đã đập dập hoặc pha loãng tinh dầu sả với nước, sau đó dùng nước này súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 giây, rồi nhổ đi và súc miệng lại bằng nước sạch.

- Nhai sả: Một số người dân ở nhiều nơi còn có thói quen nhai thân cây sả để giữ miệng sạch sẽ và thơm tho.

Lưu ý, nếu có bất kỳ kích ứng nào sau khi sử dụng sả, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sả có thể giúp kiểm soát các tình trạng như viêm khớp, gàu và viêm nướu...

Sả có thể giúp kiểm soát các tình trạng như viêm khớp, gàu và viêm nướu...

Sả có thể là một lựa chọn thay thế tốt cho nước súc miệng chứa chlorhexidine, vốn có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu sả lâu dài cho sức khỏe răng miệng để xác nhận lợi ích và độ an toàn của nó.

1.3. Giúp kiểm soát cơn đau viêm khớp

Củ sả có tác dụng chống viêm, giảm đau, có thể giúp kiểm soát cơn đau viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu sả, đặc biệt là citral, có khả năng giảm viêm và giảm đau, bao gồm cả đau khớp, cụ thể:

- Giảm viêm: Citral - một hợp chất chính trong sả, có tác dụng ức chế sự sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể, từ đó giúp giảm viêm khớp.

- Giảm đau: Tinh dầu sả, khi được sử dụng tại chỗ, có thể giúp giảm đau khớp hiệu quả. Một nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng dầu sả bôi tại chỗ đã giúp những người bị viêm khớp dạng thấp giảm đáng kể mức độ đau.

Các cách sử dụng:

- Bôi ngoài da: Tinh dầu sả có thể được pha loãng với dầu dẫn và thoa trực tiếp lên vùng khớp bị đau.

- Xông hơi: Xông hơi với tinh dầu sả có thể giúp giảm đau khớp và thư giãn cơ bắp.

- Uống trà sả: Trà sả có thể giúp giảm viêm và cải thiện tiêu hóa, từ đó gián tiếp hỗ trợ giảm đau khớp.

- Thêm vào món ăn: Sả là một loại gia vị phổ biến trong nhiều món ăn, việc bổ sung sả vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm viêm và đau khớp.

Mặc dù sả an toàn cho hầu hết mọi người, một số người có thể bị dị ứng hoặc tác dụng phụ như chóng mặt hoặc khô miệng khi sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sả để giảm đau viêm khớp.

1.4 Giúp chống lại nhiễm trùng nấm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sả có đặc tính kháng nấm, có thể ức chế sự phát triển của các loại nấm gây bệnh, bao gồm cả nấm men Candida albicans, một loại nấm thường gây nhiễm trùng da và niêm mạc.

Lưu ý, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng sả để điều trị nhiễm trùng nấm, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nền nào hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.

Mặc dù sả có đặc tính kháng nấm, nhưng nó không phải là phương pháp điều trị duy nhất cho nhiễm trùng nấm. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, có thể cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào khi sử dụng sả, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Thông tin dinh dưỡng của sả

Một cốc sả sống chứa:

Lượng calo: 66,3
Protein: 1,22 g
Chất béo: 0,33 g
Natri: 4,02 mg
Sắt: 5,47 mg, hoặc 30% Giá trị hàng ngày (DV)
Kẽm: 1,49 mg, hoặc 14% DV
Axit folic: 50,2 mcg, hoặc 13% DV
Magiê: 40,2 mg, hoặc 10% DV
Kali: 484 mg, hoặc 10% DV

Sả chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm sắt, kẽm và magiê. Sả cũng chứa hàm lượng nước cao, giúp tăng cường hydrat hóa, đặc biệt là khi ăn sống.

3. Những điều cần biết trước khi sử dụng sả

Sả thường được coi là an toàn khi sử dụng trong nấu ăn, nhưng ăn nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

Chóng mặt
Khô miệng
Mệt mỏi quá mức
Đi tiểu thường xuyên
Tăng cảm giác thèm ăn...

Bạn cũng có thể bị dị ứng với sả, trong trường hợp đó, ăn sả có thể gây ngứa và phát ban.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng sả vì có thể gây ra kinh nguyệt bất thường và có thể dẫn đến sảy thai. Hiện chưa có đủ bằng chứng về việc sử dụng sả trong thời gian cho con bú có an toàn hay không.

Đối với người bị bệnh thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem sả có an toàn cho bạn không. Ví dụ, uống trà sả có thể làm tăng lượng nước tiểu, gây áp lực lên thận. Sả cũng giàu kali, nên hạn chế ở những người bị rối loạn chức năng thận.

Trà sả hỗ trợ tiêu hóa nhưng có thể làm tăng lượng nước tiểu, gây áp lực lên thận.

Trà sả hỗ trợ tiêu hóa nhưng có thể làm tăng lượng nước tiểu, gây áp lực lên thận.

4. Cách thưởng thức sả

Sả có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý để kết hợp sả vào chế độ ăn uống của bạn:

- Pha trà sả: Cho sả tươi vào nước sôi và hãm rồi thưởng thức.

- Dùng ướp thực phẩm: Thêm sả vào nước ướp thịt lợn, tôm hoặc gà. Thử kết hợp sả với dầu ô liu, chanh, hành lá, đường nâu và tỏi.

- Thêm vào công thức nấu ăn: Thái, băm nhỏ sả rồi thêm vào thịt viên, món hầm, súp, salad và món xào...

- Làm siro: Sả có thể được dùng làm chất tạo ngọt cho nước chanh, trà đá hoặc mocktail. Cho nước, đường và sả vào nồi và đun cho đến khi hỗn hợp đặc lại thành siro...

Mặc dù lợi ích y học của củ sả đối với con người cần được nghiên cứu thêm, nhưng một số nghiên cứu cho thấy nó có đặc tính chống viêm, kháng nấm và giảm đau. Về mặt dinh dưỡng, sả là nguồn cung cấp dồi dào nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm sắt và kẽm. Bạn có thể sử dụng loại thảo mộc thơm ngon này trong trà, súp, món xào, nước ướp và salad...

Mời bạn xem thêm video:

Những lợi ích bất ngờ của quả chanh với sức khỏe | SKĐS #shorts

DS Hải Sơn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/4-loi-ich-suc-khoe-cua-cu-sa-va-cach-su-dung-169250720194309679.htm