4 'quái vật' dị nhất thế giới náu mình dưới đáy biển sâu

Ở những khu vực nước sâu của các đại dương trên thế giới xuất hiện nhiều loài quái vật vô cùng kỳ dị đối với con người.

 1. Cá sói Đại Tây Dương: Là một trong những loài quái vật dưới đáy đại dương kỳ dị nhất thế giới, cá sói Đại Tây Dương thường sống ở độ sâu 600m tại vùng biển thuộc Cape Cod và Địa Trung Hải.

1. Cá sói Đại Tây Dương: Là một trong những loài quái vật dưới đáy đại dương kỳ dị nhất thế giới, cá sói Đại Tây Dương thường sống ở độ sâu 600m tại vùng biển thuộc Cape Cod và Địa Trung Hải.

Chúng sử dụng hàm mạnh mẽ của chúng để ăn động vật thân mềm có vỏ, động vật giáp xác, động vật da gai và không ăn các loài cá khác.

Chúng sử dụng hàm mạnh mẽ của chúng để ăn động vật thân mềm có vỏ, động vật giáp xác, động vật da gai và không ăn các loài cá khác.

Một con cá sói khổng lồ được ghi nhận với chiều dài 150cm và nặng 18kg. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau từ màu tím nâu cho đến màu xanh ô-liu hoặc lam xám.

Một con cá sói khổng lồ được ghi nhận với chiều dài 150cm và nặng 18kg. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau từ màu tím nâu cho đến màu xanh ô-liu hoặc lam xám.

 2. Cá Regalecidae hay cá cờ mặt trăng là một loài cá mình dẹt, một số con có thể dài đến 11 m. Đây là loài cá có xương dài nhất thế giới và thường được tìm thấy ở độ sâu gần 1 km.

2. Cá Regalecidae hay cá cờ mặt trăng là một loài cá mình dẹt, một số con có thể dài đến 11 m. Đây là loài cá có xương dài nhất thế giới và thường được tìm thấy ở độ sâu gần 1 km.

Cá Regalecidae rất hiếm thấy, và người ta thường chỉ tìm thấy xác của loài sinh vật này trôi dạt vào bờ sau những cơn bão lớn. Bởi vậy, chúng trở thành đề tài cho nhiều truyền thuyết về rồng.

Cá Regalecidae rất hiếm thấy, và người ta thường chỉ tìm thấy xác của loài sinh vật này trôi dạt vào bờ sau những cơn bão lớn. Bởi vậy, chúng trở thành đề tài cho nhiều truyền thuyết về rồng.

Cá Regalecidae sinh sống ở sâu dưới lòng biển, và chỉ khi rất yếu hoặc sắp chết, chúng mới nổi lên mặt nước.

Cá Regalecidae sinh sống ở sâu dưới lòng biển, và chỉ khi rất yếu hoặc sắp chết, chúng mới nổi lên mặt nước.

 3. Mực "ma cà rồng": Dù các nhà khoa học đã khẳng định rằng loài mực quỷ (Vampire Squid) không gây hại cho con người, nhưng với ngoại hình kỳ lạ, bất cứ ai cũng có thể bị loại vật này dọa đến mức "đứng hình".

3. Mực "ma cà rồng": Dù các nhà khoa học đã khẳng định rằng loài mực quỷ (Vampire Squid) không gây hại cho con người, nhưng với ngoại hình kỳ lạ, bất cứ ai cũng có thể bị loại vật này dọa đến mức "đứng hình".

Sống ở độ sâu 1.000m dưới đáy biển, loài sinh vật này mang những đặc điểm lạ đến khó tin. Chúng trông vô cùng dữ dằn với đôi mắt hình cầu lớn.

Sống ở độ sâu 1.000m dưới đáy biển, loài sinh vật này mang những đặc điểm lạ đến khó tin. Chúng trông vô cùng dữ dằn với đôi mắt hình cầu lớn.

Mắt của chúng có màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào ánh sáng. Trên cơ thể mực "ma cà rồng" phủ rất nhiều chất tạo sáng (photophores), cho phép chúng phát quang hoặc biến thành vô hình trong vùng nước tối. Mực "ma cà rồng" có thể điều khiển nồng độ chất này để thu hút con mồi hoặc xua đuổi kẻ thù.

Mắt của chúng có màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào ánh sáng. Trên cơ thể mực "ma cà rồng" phủ rất nhiều chất tạo sáng (photophores), cho phép chúng phát quang hoặc biến thành vô hình trong vùng nước tối. Mực "ma cà rồng" có thể điều khiển nồng độ chất này để thu hút con mồi hoặc xua đuổi kẻ thù.

 4. Cá nhám mang xếp: Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố tại các vùng biển của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

4. Cá nhám mang xếp: Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố tại các vùng biển của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Loài cá này có một số đặc điểm của loài cá mập "nguyên thủy", được coi là "hóa thạch sống" dưới đáy biển thời kỳ khủng long và được coi là một trong những loài cá nhám tồn tại lâu đời nhất (cách đây 96 triệu năm). Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2m, cơ thể màu nâu sẫm giống loài lươn.

Loài cá này có một số đặc điểm của loài cá mập "nguyên thủy", được coi là "hóa thạch sống" dưới đáy biển thời kỳ khủng long và được coi là một trong những loài cá nhám tồn tại lâu đời nhất (cách đây 96 triệu năm). Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2m, cơ thể màu nâu sẫm giống loài lươn.

Chúng là một trong số hiếm loài cá có tới 6 cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Khi di chuyển và săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ.

Chúng là một trong số hiếm loài cá có tới 6 cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Khi di chuyển và săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ.

Xem thêm video: Thế giới động vật dưới đáy biển P1. Nguồn: Youtube.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/4-quai-vat-di-nhat-the-gioi-nau-minh-duoi-day-bien-sau-1760375.html