48 năm Hiệp ước Hữu nghị Việt-Lào: Mối quan hệ keo sơn bền chặt

Cách đây đúng 48 năm, ngày 18/7/1977, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã được ký kết, đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng không chỉ trong quan hệ ngoại giao mà còn trong mối quan hệ anh em, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc.

Góc trưng bày hiện vật và lời thề sắt son của Liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam ở Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Góc trưng bày hiện vật và lời thề sắt son của Liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam ở Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Ngày 18/7/2025 là dịp nhìn lại những trang sử vẻ vang, những hy sinh và sự đóng góp lớn lao mà hai quốc gia đã luôn dành cho nhau, đặc biệt là trong những năm tháng chiến tranh giải phóng dân tộc. Một trong những biểu tượng sống động nhất của tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào chính là Tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, con đường huyền thoại mà hai dân tộc đã cùng nhau xây dựng và bảo vệ bảo máu xương, giúp cho hai dân tộc Việt Nam-Lào giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Một đoạn di tích đường Hồ Chí Minh - Tây Trường Sơn ở huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, Lào. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào

Một đoạn di tích đường Hồ Chí Minh - Tây Trường Sơn ở huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, Lào. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào

Tuyến đường Hồ Chí Minh không chỉ là tuyến giao thông chiến lược mà còn là chứng tích lịch sử, gắn liền với những chiến thắng oai hùng của hai dân tộc Việt Nam và Lào. Ông Bounkham Sangsoulyvong là một trong số nhiều cựu dân quân huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, năm nay đã ở tuổi ngoài 90 nhưng vẫn rất minh mẫn. Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, ông cho biết những điểm di tích đường Hồ Chí Minh dọc tuyến đường Tây Trường Sơn hiện nay vẫn đang được bảo vệ. Các di tích này không chỉ ghi nhớ một thời kỳ chiến tranh gian khổ của hai dân tộc, mà còn là minh chứng sống động cho sự hợp tác và đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Lào-Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước ở mỗi quốc gia.

Cây cầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh - Tây Trường Sơn ở huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, Lào. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào

Cây cầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh - Tây Trường Sơn ở huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, Lào. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào

Đứng tại một điểm thuộc di tích đường Hồ Chí Minh-Tây Trường Sơn, huyện Sepon, với niềm tự hào và xúc động, ông Bounkham Sangsoulyvong cho biết hiện nay, bên cạnh tuyến đường giao thông trải nhựa mới đẹp khang trang thì vẫn còn đó những dấu tích của đường Hồ Chí Minh, đó là những đoạn đường rộng hơn 5 mét và dài hàng nghìn mét vẫn còn hàng rào sắt ở hai bên, đó là dấu tích lịch sử còn lại đến ngày hôm nay.

Ông Bounkham Sangsoulyvong, cựu dân quân huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, chia sẻ kỷ niệm trong những năm tháng bảo vệ tuyến đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Ông Bounkham Sangsoulyvong, cựu dân quân huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, chia sẻ kỷ niệm trong những năm tháng bảo vệ tuyến đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Khi được hỏi về công việc của mình trong những năm tháng chiến tranh, ông Bounkham kể ông là một trong những dân quân của Lào tham gia bảo vệ tuyến đường. Trong những năm tháng chiến tranh, người dân Lào không thể canh tác nông nghiệp vì máy bay địch luôn tuần tra trên bầu trời, ông Bounkham vẫn nhớ rất rõ tinh thần đoàn kết vững mạnh giữa người dân Lào và những chiến sĩ Việt Nam: “Chúng tôi không dám nhóm lửa nấu cơm vì sợ bị địch phát hiện, bộ đội Việt Nam đã chia sẻ thịt hộp, cá hộp và các đồ ăn khác cho chúng tôi. Còn chúng tôi, những người dân Lào, cũng chia sẻ gạo, vịt, gà… và cả những thứ bé nhỏ nhất như trái ớt, quả cà cho bộ đội Việt Nam". Thời đó, ở khu vực này các đoàn xe chở lương thực và vũ khí phải vận chuyển suốt ngày đêm, chủ yếu vào ban đêm để tránh sự phát hiện của máy bay địch. Nếu không có sự tham gia của dân quân, quân đội Lào và bộ đội Việt Nam, tuyến đường này chắc chắn sẽ không thể thông suốt.

Góc tái hiện các chiến sĩ Việt Nam, Lào luôn kề vai sát cánh trong chiến đấu tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Việt-Lào tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Góc tái hiện các chiến sĩ Việt Nam, Lào luôn kề vai sát cánh trong chiến đấu tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Việt-Lào tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Tình cảm tương thân tương ái trong những lúc gian nan ấy chính là minh chứng sống động cho mối quan hệ anh em bền chặt giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào. Tình đoàn kết ấy không chỉ được thể hiện trên chiến trường, mà còn hiện hữu trong từng bữa ăn, từng hành động chia sẻ trong hoàn cảnh khó khăn.

Trung tá Houmphanh Chansanga, Giám đốc Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet chia sẻ, tuyến đường Hồ Chí Minh không chỉ là con đường chiến lược, biểu tượng của mối quan hệ vĩ đại giữa Lào-Việt Nam, mà còn là “sợi dây” gắn kết bền chặt để hai nước Lào-Việt Nam mãi luôn sát cánh bên nhau. Chỉ có Lào và Việt Nam mới có thể cùng nhau quyết định hợp tác, chung một chiến hào và hướng đến một mục đích duy nhất là đánh đuổi kẻ thù chung.

Trung tá Houmphanh Chansanga, Giám đốc Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Trung tá Houmphanh Chansanga, Giám đốc Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Theo Trung tá Houmphanh Chansanga, hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh - Tây Trường Sơn trải rộng trên địa bàn 7 tỉnh của Lào, từ Bolikhamxay đến Khammouane, Savannakhet xuống tới tỉnh Salavanh, Sekong, Attapeu và 1 phần tỉnh Champasak. Đây là tuyến đường chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa lớn lao đối với cả hai dân tộc Lào-Việt Nam. Hiện nay, các điểm di tích dọc tuyến đường Hồ Chí Minh - Tây Trường Sơn đang được hai Đảng và hai Nhà nước Lào-Việt Nam bảo vệ, phát triển thành những khu di tích lịch sử cách mạng, với mục đích giáo dục cho các thế hệ mai sau hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử, tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường này, hiểu đúng về bản chất trong sáng, thủy chung của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào.

Một số hình ảnh tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet thể hiện mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Một số hình ảnh tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet thể hiện mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Một số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Một số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Một góc trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, thể hiện mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Một góc trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Truyền thống Liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam tại Bản Đông, huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, thể hiện mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Dấu tích tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Dấu tích tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Ảnh: Xuân Tú/PV TTXVN tại Lào

Tuyến đường Hồ Chí Minh – Tây Trường Sơn là minh chứng cho tình đoàn kết keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào

Tuyến đường Hồ Chí Minh – Tây Trường Sơn là minh chứng cho tình đoàn kết keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, Thiếu tướng Keosouvanh Phangphilavong, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng Lào khẳng định, tuyến đường Tây Trường Sơn là tuyến đường chiến lược và chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, để thể hiện rằng tình nghĩa thủy chung, trong sáng có một không hai trên thế giới giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào. Đồng thời cho thấy trong thời điểm hiện tại và tương lai, tình đoàn kết đặc biệt giữa Lào - Việt Nam sẽ mãi không bao giờ phai nhạt mà ngày càng xanh tươi và bền chặt hơn. Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện có một không hai trên thế giới giữa hai nước Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào sẽ mãi mãi phát triển vững bền.

Xuân Tú - Bá Thành (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/thoi-su/48-nam-hiep-uoc-huu-nghi-vietlao-moi-quan-he-keo-son-ben-chat-20250718091518542.htm