5 câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc thường gặp

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng luôn muốn tìm hiểu rõ về các ứng viên đó chính là kinh nghiệm làm việc. Thông thường, các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm sẽ chiếm một nửa thời gian trong buổi phỏng vấn để xem thử ứng viên có phải là người tiềm năng hay không. Dưới đây là 5 câu hỏi điển hình.

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng luôn muốn tìm hiểu rõ về các ứng viên đó chính là kinh nghiệm làm việc. Thông thường, các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm sẽ chiếm một nửa thời gian trong buổi phỏng vấn để xem thử ứng viên có phải là người tiềm năng hay không. Dưới đây là 5 câu hỏi điển hình.

Đây là câu hỏi mở đầu cho phần phỏng vấn chuyên môn sau khi hoàn thành phần giới thiệu bản thân, trình độ học vấn,... Mục đích cho câu hỏi này là để có thể hình dung được bạn có khả năng nổi bật nào.

Nói một cách dễ hiểu, câu trả lời của bạn sẽ giúp họ xác định xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí này hay không. Do vậy bạn nên lưu ý không trả lời đại khái mà hãy liên kết kinh nghiệm của mình với những yêu cầu cụ thể trong bản mô tả để tạo mối liên quan giữa bạn và công việc.

Ví dụ: Em có kinh nghiệm đánh giá vấn đề và giúp khách hàng giải quyết khúc mắt bằng những giải pháp tốt nhất. Mức độ hài lòng của khách hàng đã tăng xx% trong thời gian em làm tại công ty cũ. Hiện tại em cũng được biết bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty cũng đang mong muốn nâng cao sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng. Do vậy, em tin rằng mình sẽ làm tốt công việc này.

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn định nghĩa thành tích như thế nào và bạn đã làm gì để đạt được nó. Hãy cụ thể hóa bằng con số để họ dễ hình dung được thông tin bạn muốn truyền đạt. Chẳng hạn như: “Team của em được giao nhiệm vụ tăng doanh thu khách du lịch của công ty đạt xx% của quý II 2023 so với quý I. Tụi em đã đề xuất xây dựng các chương trình du lịch với ưu đãi hấp dẫn tới những địa điểm hot hiện nay để kích cầu du lịch, đồng thời phối hợp với nhóm Marketing triển khai các đợt quảng cáo mới. Nhờ sự nỗ lực của cả đội, doanh thu đã tăng lên xx%, cao hơn mục tiêu đặt ra ban đầu”.

Nhà tuyển dụng đưa ra này nhằm đánh giá đóng góp của bạn trong một dự án và vai trò của bạn là gì. Đồng thời, đây cũng là một câu hỏi để kiểm tra sự trung thực của bạn đối với những thông tin đã viết trong CV. Hãy đề cập cụ thể và súc tích để họ có thể biết được bạn đã cố gắng như thế nào.

Ví dụ: “Với vai trò là Event Planner của công ty truyền thông A, dự án C là một trong những dự án em tham gia khá nhiều và được coi là thành công nhất. Dự án C thành công không chỉ bởi các yếu tố kỹ thuật của chương trình mà còn đạt được một lượng tương tác khủng trên mạng xã hội, thu về một lượng truy cập xxx khổng lồ cho các trang social của công ty A. Để đạt được những điều này, em và ekip đã phải cật lực tìm kiếm chủ đề trong vòng 3 tháng, lên kế hoạch, mời các nhân vật nổi tiếng, chuẩn bị trang phục, nội dung sự kiện,... Qua trải nghiệm này, em nghĩ rằng đã vượt qua được giới hạn của bản thân, bức phá và thành công.”

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn đã thu thập được những gì cho hành trang phát triển bản thân trên con đường sự nghiệp của mình. Do vậy, hãy tự tin đề cập đến những điều mà bạn đã đạt được, đừng quên nhấn mạnh những kinh nghiệm ấy sẽ giúp ích cho vị trí mới ra sao.

Câu trả lời gợi ý dành cho bạn: “Công việc trước đã giúp em rèn luyện được khả năng chịu đựng áp lực cũng như tính kỷ luật và khả năng quản lý thời gian. Là một nhân viên kế toán, đôi lúc em bị choáng ngợp với các con số và mất định hướng. Ngay lập tức, em phải xem xét và ưu tiên những công việc nào trước, ghi chú cho các công việc sau đó. Chính những thói quen này đã tạo cho em tính tổ chức và khả năng sắp xếp thời gian hợp lý. Dù phải chịu áp lực cực cao từ đối tác và cấp trên, em vẫn có thể bình tĩnh xử lý và đảm bảo độ chính xác của công việc”.

Đây là câu hỏi để đánh giá kỹ năng đưa ra quyết định của bạn cũng như cách bạn xử lý tình huống. Bạn có thể đề cập về trải nghiệm đó, giải thích nhiệm vụ và mô tả cách giải quyết tình huống đưa đến kết quả ra sao.

Chẳng hạn như: “Em là nhân viên thiết kế đồ họa và trong một lần trưởng phòng nghỉ phép, khách hàng yêu cầu phía nhóm của em phải đưa ra ý tưởng khác cho phiên ra mắt sản phẩm lần tới. Thông thường, người trao đổi trực tiếp với khách hàng sẽ là trưởng phòng và anh ấy cũng sẽ giới thiệu các bản thảo cho khách hàng. Tuy nhiên, lần này khách hàng yêu cầu đột xuất nên em được cử đi trao đổi với họ. thay, em cùng các thành viên khác đã đưa ra một ý tưởng tốt, khiến khách hàng vô cùng hài lòng, trưởng phòng cũng rất tự hào về nhóm của tụi em”.

Hy vọng với 5 thường gặp về kinh nghiệm làm việc cùng những gợi ý trả lời trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin có ích, từ đó có thêm tự tin để chinh phục mọi cuộc phỏng vấn sắp tới.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/thong-tin-quang-cao/202406/5-cau-hoi-phong-van-ve-kinh-nghiem-lam-viec-thuong-gap-eac0d2b/