'5 nhớ 3 không' để phân biệt rau muống 'tắm' thuốc trừ sâu
Bỏ túi một số mẹo hay sau để nhận biết rau muống sạch và rau muống 'ngậm' hóa chất, thuốc trừ sâu một cách dễ dàng.
Cách nhận biết rau muống "tắm" thuốc trừ sâu
Rau muống là một trong những loại rau phổ biến trong mâm cơm người Việt. Có không ít người vì lợi nhuận mà bất chấp mà "tắm" thuốc trừ sâu, hóa chất rau muống. Rau muống được tưới nhiều thuốc trừ sâu sẽ có thân to, lá to và dài hơn bình thường, trông rất non từ gốc đến ngọn. Đặc biệt, lá rau muống "tắm" hóa chất có màu xanh đen là do hấp thụ nhiều kim loại nặng và khi rửa thì nổi nhiều bọt.
Rau muống dùng chất kích thích để tăng trưởng nhanh thì rất dễ dập nát, khi bẻ đôi thì ít nhựa hơn, để từ sáng tới chiều thì bị héo hoặc vàng úa không ăn được.
Một mẹo hay nhận biết rau muống "tắm" hóa chất là khi luộc, nếu nước rau luộc còn nóng có màu xanh nhạt, khi để nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa thì rau không an toàn. Hơn nữa, rau bị nhiễm độc chì khi ăn thường có vị chát.
Trong trường hợp bạn vẫn không thể phân biệt được rau nhiễm hóa chất hay không, bạn có thể tham khảo cách làm đơn giản khác: Lấy quả chanh, nhỏ vài giọt vào bát nước canh rau muống.
Khi rau muống bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng, những chất độc tồn đọng trong thân hay lá rau sẽ làm cho nước rau không chuyển màu như trên khi cho nước chanh vào. Đây là dấu hiệu nhận biết rau muống có sạch hay không, có nhiễm chất độc hay không.
Nước rau muống luộc sẫm màu là do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật?
Màu sắc sẫm hơn của canh rau muống khiến nhiều bà nội trợ lo lắng liệu đây có phải biểu hiện của việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Vietnamnet Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho hay: Rau muống là loại rau phổ biến ở nước ta, có nhiều giá trị dinh dưỡng, bổ sung chất xơ. Nước rau muống khi luộc có nhiều màu sắc khác nhau, màu vàng xanh, nâu đục, xanh đậm… Màu nước rau luộc thay đổi có thể do dư lượng canxi và magie, tạo tính kiềm hoặc do nguồn nước bạn dùng luộc rau. Rau tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật sẽ tạo ra mùi nồng, hôi, mùi thuốc hóa học, không tạo màu trên nước rau.
Nếu mua rau về luộc có màu sắc sẫm hơn, bạn không nên lo lắng. Bạn có thể chờ nước canh nguội, vắt thêm chanh trước khi ăn. Cốt chanh sẽ giúp nước canh trong hơn.
Để luộc rau ngon, bạn nên cho chút muối vào nước luộc. Khi nước sôi đủ 100 độ C, bạn cho rau vào trộn đều và đun to lửa, không đậy vung để rau xanh, chín đều.
Lưu ý, hiện nay một số vùng đất bị ô nhiễm khiến rau muống có thể nhiễm kim loại trong đó có nhiễm chì. Rau muống nhiễm chì có màu xanh đen, thân rau to, có vị chát. Do đó, bạn nên tìm mua rau có nguồn gốc rõ ràng. Tránh rau có ngọn non bấy, nhiều đọt vượt lên.
Những người không nên ăn rau muống
- Những người hệ tiêu hóa yếu: Theo Tiền Phong ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
- Những người có vết thương hở: Các chuyên gia lý giải, việc ăn rau muống lúc này sẽ kích thích tế bào gây sẹo lồi, làm xấu da sau khi lành. Bên cạnh đó, rau muống còn khiến lớp da mới mọc lên bị ngứa nhiều hơn. Do đó, bạn chỉ nên ăn rau muống khi vết thương trên da đã lành lặn hoàn toàn
Những người đang uống thuốc: Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
Những người mắc bệnh viêm khớp: Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
Những lưu ý khi chế biến rau muống mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe
Hạn chế ăn rau muống trái mùa: Thông thường rau muống đúng vụ là vào mùa hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều người bất chấp lợi nhuận đã do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Theo đó, để bảo vệ sức khỏe các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.
Không nên ăn rau muống cùng với sữa: Để bảo vệ sức khỏe bạn không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa cùng với rau muống. Bởi sữa có chứa hàm lượng canxi cao, trong khi đó rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, sử dụng sữa và rau muống cùng lúc cơ thể sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này.
Nên luộc rau chín kỹ: Bạn có biết rằng, rau muống thường bám rất nhiều bùn đất, ký sinh trùng hoặc giun sán và thậm chí còn sót lại cả thuốc trừ sâu nên nếu không rửa sạch và luộc kỹ thì chẳng khác nào bạn đang rước bệnh vào cơ thể. Khi luộc rau, cần đợi nước sôi hoàn toàn rồi mới thả rau vào luộc. Nếu luộc không kỹ mà rau còn sượng thì chắc chắn các loại ký sinh trùng sẽ chưa chết mà đi vào cơ thể dễ gây ra những triệu chứng như đau bụng, khó tiêu…
- Rửa rau với nước muối pha loãng: Nhiều người cho rằng cho rau củ quả vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút là yên tâm sạch vi khuẩn, hóa chất.
- Rửa rau bằng nước vo gạo: Đầu tiên bạn có thể dùng nước vo gạo để rửa rau vì nước vo gạo có tính axit, thuốc trừ sâu trên rau cũng có tính axit. Nước vo gạo sau khi vo sẽ phân hủy từ từ và hết tác dụng nên có thể giảm bớt các chất độc hại trong rau. Ngoài ra, nước vo gạo có độ nhớt nhất định và có thể hấp thụ một số thuốc trừ sâu, hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm. Hơn nữa, nước vo gạo không chứa các hóa chất khác nên thực sự an toàn hơn khi dùng nước vo gạo để làm sạch rau quả. Rửa trái cây dạng hạt như dâu tây, dâu tằm, nho với nước vo gạo, hiệu quả rất tuyệt vời.
Trúc Chi (t/h)