5 thực phẩm bạn nên hạn chế vì chứa acrylamide gây ung thư

Để bảo vệ sức khỏe lâu dài, hãy ưu tiên thực phẩm nguyên chất, hạn chế món chiên, đồ ngọt và đồ uống có cồn. Việc thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống mỗi ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho cơ thể bạn.

Podcast:

Podcast: 5 thực phẩm bạn nên tránh vì chứa acrylamide gây ung thư cao nhất

Theo Times Now, acrylamide là một hợp chất tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao, đặc biệt phổ biến trong các món chiên, nướng, quay như khoai tây chiên, bánh mì nướng, cà phê hòa tan và thực phẩm chế biến sẵn. Chất này có thể gây viêm, tổn thương tế bào và làm tăng căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.

Dù ung thư là một căn bệnh có nhiều nguyên nhân, nhưng theo các chuyên gia, đến 80–90% các ca ung thư ác tính có liên quan đến các yếu tố môi trường và lối sống, trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy acrylamide có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nhất là khi tích tụ lâu dài. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm chứa hàm lượng acrylamide cao mà bạn nên hạn chế tiêu thụ, cùng với gợi ý thay thế an toàn hơn.

Đồ chiên

Các món như khoai tây chiên, snack khoai tây, bánh mì nướng… chứa nhiều tinh bột và thường được chế biến ở nhiệt độ cao, điều kiện lý tưởng để acrylamide hình thành. Ăn nhiều đồ chiên không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2, mà còn thúc đẩy viêm và tổn thương DNA, yếu tố nguy cơ của ung thư.

Hạn chế chiên rán, chuyển sang hấp, luộc hoặc nướng ở nhiệt độ thấp.

 Khi bạn nấu thực phẩm chứa tinh bột ở nhiệt độ quá cao, sẽ tạo ra acrylamide, đặc biệt là khi chiên, nướng hoặc quay.

Khi bạn nấu thực phẩm chứa tinh bột ở nhiệt độ quá cao, sẽ tạo ra acrylamide, đặc biệt là khi chiên, nướng hoặc quay.

Thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường

Các loại thực phẩm chế biến và chứa nhiều đường thường giàu tinh bột tinh chế, làm tăng nguy cơ ung thư. Những món như bánh nướng, mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh quy không chỉ khiến bạn dễ mắc tiểu đường type 2 và béo phì mà còn góp phần gây viêm trong cơ thể.

Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, vú và tử cung. Bạn có thể giảm tác hại bằng cách thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh hơn như bánh mì nguyên cám, mì lúa mì, gạo lứt và yến mạch.

Rượu bia

Cơ thể sẽ chuyển hóa rượu thành acetaldehyde – một chất độc có thể làm tổn thương DNA và suy giảm hệ miễn dịch. Uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư như gan, vòm họng, thực quản và vú.

Giảm thiểu lượng rượu tiêu thụ, ưu tiên các loại nước tốt cho sức khỏe như nước lọc, trà thảo mộc.

Cà phê (đặc biệt là cà phê hòa tan)

Theo các chuyên gia, cà phê hòa tan chứa nhiều acrylamide, hình thành trong quá trình rang hạt cà phê. Dù không cần quá lo lắng, bạn nên uống điều độ và tránh rang quá kỹ nếu tự làm tại nhà. Các loại cà phê pha lạnh (cold brew) hoặc rang nhạt có thể chứa ít acrylamide hơn.

Ngũ cốc ăn sáng

Một số loại ngũ cốc giòn từ bắp hoặc lúa mì được nướng hoặc rang ở nhiệt độ cao cũng tạo ra acrylamide. Các chuyên gia khuyên nên đọc kỹ nhãn mác, tránh xa các loại ngũ cốc có đường và chất bảo quản. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại ngũ cốc nấu chín đơn giản như yến mạch, lúa mạch nấu chín, không thêm đường.

Dù không thể loại bỏ hoàn toàn acrylamide khỏi chế độ ăn, nhưng việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều hợp chất này là cách đơn giản và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Hãy lựa chọn thông minh và ưu tiên thực phẩm tươi, ít chế biến để giảm thiểu nguy cơ ung thư từ gốc.

NHẬT LINH

Nguồn PLO: https://plo.vn/video/5-thuc-pham-ban-nen-han-che-vi-chua-acrylamide-gay-ung-thu-post858023.html