7 bất thường ở lưỡi đang tố cáo bệnh tật, thậm chí là ung thư nhưng ít ai để ý
Khi nhắc đến lưỡi, hầu hết chúng ta đều nghĩ tới chức năng vị giác đầu tiên. Tuy nhiên, trong y học, lưỡi còn là bộ phận giúp phản ánh tình trạng sức khỏe rất hữu ích.
Ảnh minh họa
Lưỡi nằm trong ổ miệng và có thể dễ dàng di động. Các chức năng của lưỡi bao gồm nhai, nuốt, nếm thức ăn, rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Đồng thời, lưỡi cũng phát ra âm thanh giúp con người có thể giao tiếp với nhau.
Lưỡi của người khỏe mạnh trong trạng thái không hoạt động sẽ mềm, có màu hồng và ẩm với lớp phủ mỏng hơi trắng, bóng nhẹ trên bề mặt. Còn nếu có 1 trong 7 dấu hiệu nêu dưới đây, có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, hãy tự kiểm tra và đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
1. Lưỡi sưng to
Nếu lưỡi của bạn cảm thấy như bị sưng hoặc có vẻ lớn hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp.
Nguyên nhân là do cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm năng lượng, dẫn đến sưng phù ở lưỡi và một số nơi trong khoang miệng.
2. Lưỡi màu tím và có đốm đen trên bề mặt
Khi bạn nhìn thấy những dấu hiệu này, rất có thể đó là do bạn đã bị tắc nghẽn trong mạch máu. Thường bệnh nhân gặp vấn đề về mạch máu sẽ có thêm các triệu chứng khác như: đau đầu, tức ngực, sưng phù ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, da xỉn màu.
Nếu lưỡi chuyển tím đậm, đốm đen rõ ràng đi kèm các triệu chứng kể trên, hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu không muốn đối mặt với các bệnh huyết khối nguy hiểm như: thuyên tắc phổi, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…
3. Lưỡi có màu vàng
Những người vệ sinh răng miệng không tốt sẽ thường có màu vàng nhạt trên bề mặt lưỡi. Lúc này, 1 lượng vi khuẩn lớn đã bùng phát và đang hoành hành trong miệng của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn đã vệ sinh tốt mà tình trạng không thay đổi thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về gan hoặc túi mật. Khi bệnh nặng, hơi thở cũng sẽ có mùi hôi, kèm các biểu hiện thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn.
4. Lưỡi có lông màu trắng ở giữa
Đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng hoặc táo bón mãn tính.
Ảnh minh họa
Khi đó, lông trắng sẽ chỉ mọc ở giữa lưỡi và chia lưỡi làm 2 phần nhưng với những người mắc bệnh dạ dày mãn tính có lượng axit dạ dày thấp, bệnh u xơ dạ dày mãn tính hoặc loét hành tá tràng thì lông trắng có thể mọc nhiều hơn ở phần giữa lưỡi, kèm theo lưỡi sưng phù nhẹ.
5. Toàn bộ lưỡi trắng nhợt
Lưỡi có màu trắng nhợt không có sự hồng nhạt như bình thường, rêu lưỡi mỏng là biểu hiện cơ thể suy nhược khí huyết, thiếu máu. Lúc này, chức năng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể đang rối loạn thất thường.
Còn nếu lưỡi trắng nhợt, toàn bộ mặt lưỡi chỉ có màu trắng không có màu hồng nhạt của huyết sắc, xen lẫn các vết đốm màu tím, viền lưỡi không đều đặn là dấu hiệu của bệnh nhân ung thư phổi lâu ngày.
6. Lưỡi khô, sẫm màu, có rêu vàng
Nếu bạn phát hiện lưỡi mình ngày càng sẫm màu từ đỏ đậm đến đen, trên lưỡi rêu vàng dày nhớt thì nên đi tầm soát ung thư dạ dày càng sớm càng tốt.
Nếu cộng thêm các biểu hiện như viền lưỡi gai đỏ, hơi thở hôi, có cảm giác khô lưỡi, đắng miệng thì có thể bệnh ung thư đã ở giai đoạn nặng, khó mà chữa trị.
7. Các vết loét lâu lành ở lưỡi
Một chiếc lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng và bề mặt mịn màng, không có cục u, không lở loét.
Còn nếu trên bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét gây khó khăn cho việc ăn uống và kéo dài mãi không khỏi, mặc dù đã được điều trị, hoặc những khối u màu đỏ hoặc màu trắng thì bạn phải cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Nguồn: QQ, Family Doctor, Daily Mail