9 phương pháp được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả để cải thiện trí thông minh cho trẻ

Theo các chuyên gia giáo dục, nếu cha mẹ áp dụng các phương pháp giáo dục này càng sớm thì con sẽ càng thông minh hơn.

1. Nói chuyện cùng trẻ

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng cần thiết trong việc nâng cao trí thông minh của một đứa trẻ. Kỹ năng cho phép bé gắn kết với mọi người, phát triển lòng tự trọng, sự tự tin. Cha mẹ khuyến khích bé cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách tham gia vào các hoạt động.

Phụ huynh nên nói chuyện với bé về những điều đang làm, một ngày diễn ra như thế nào... Người lớn cũng nên dạy trẻ về ngôn ngữ hình thể và sử dụng chúng trong các cuộc trò chuyện.

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng cần thiết trong việc nâng cao trí thông minh của một đứa trẻ. Ảnh minh họa

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng cần thiết trong việc nâng cao trí thông minh của một đứa trẻ. Ảnh minh họa

2. Đọc sách cho con

Đọc sách cho trẻ cũng giúp ích rất nhiều cho việc phát triển trí não. Roche viết: "Những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách hàng ngày thường có chỉ số IQ cao hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn biến việc đọc sách thành một quá trình tương tác.

Thay vì chỉ để trẻ nghe, bạn có thể sử dụng những giọng nói và cảm xúc khác nhau trong lúc đọc, để trẻ tương tác với nội dung câu chuyện. Bạn cũng có thể đặt thêm câu hỏi để xem con bạn có hiểu câu chuyện không, chẳng hạn như "Con đoán xem bạn ấy nghĩ thế nào?" hoặc "Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?".

3. Đưa trẻ ra ngoài nhiều hơn

Đưa trẻ ra ngoài trời là cơ hội tuyệt vời để mở rộng các giác quan. Khi trẻ ngửi thấy hương thơm của hoa, nhìn thấy lá cây, nghe tiếng chim và côn trùng, trẻ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin từ thế giới bên ngoài. Trẻ cảm nhận được nhiều hơn và hiểu biết của trẻ về thế giới sẽ rõ ràng hơn.

Đưa trẻ ra ngoài trời là cơ hội tuyệt vời để mở rộng các giác quan. Ảnh minh họa

Đưa trẻ ra ngoài trời là cơ hội tuyệt vời để mở rộng các giác quan. Ảnh minh họa

4. Nuôi dưỡng tư duy khoa học của trẻ

Tư duy khoa học có thể hiểu là những quan sát, kinh nghiệm của mọi người khi tạo ra những câu hỏi xoay quanh một vấn đề nào đó. Qua những câu hỏi này, những hệ thống trong não bộ sẽ xác minh và triển khai những luận điểm mới để phê duyệt hoặc loại bỏ chúng.

Tư duy khoa học rất quan trọng đối với trẻ em. Thực tế, những người đạt được thành tựu trong cuộc sống đều có tư duy khoa học tốt. Một khi có được kỹ năng này, trẻ sẽ biết phân tích biện chứng, tư duy logic. Tư duy khoa học chính là cầu nối giữa thực tiễn và lý thuyết.

Những đứa trẻ có tư duy khoa học và không có tư duy khoa học, khi nhìn vào cùng một sự vật sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Ví dụ, khi hai đứa trẻ đang chơi mà trời đột nhiên đổ mưa, những đứa trẻ không có tư duy khoa học sẽ chỉ cảm thấy thất vọng vì không thể chơi tiếp, và sẽ không có ý tưởng nào khác.

Nhưng một đứa trẻ có tư duy khoa học sẽ không chỉ nhìn thấy cảnh vật trước mắt mà sẽ chủ động suy nghĩ tại sao trời mưa, mưa từ đâu đến, hình thành như thế nào và kết thúc ở đâu,...

Một số lý thuyết và kiến thức không thể hiểu được thông qua việc học thuộc lòng và những đứa trẻ có tư duy khoa học sẽ có xu hướng tìm ra sự thật thông qua thực hành. Vì vậy, trẻ có tư duy khoa học tốt thì khả năng thực hành cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, những đứa trẻ có tư duy khoa học tốt cũng luôn khao khát kiến thức.

3-6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để trẻ phát triển trí tuệ và trau dồi tư duy. Để rèn luyện tư duy khoa học cho trẻ, cha mẹ có thể cùng con làm những thí nghiệm khoa học ở nhà, đồng thời chuẩn bị những cuốn sách cần thiết để phổ cập kiến thức cho con.

5. Chế độ ăn bổ dưỡng

Khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp phát triển nhận thức. Các loại thực phẩm như trứng, rau lá xanh, trái cây, quả hạch và hạt là nguồn dồi dào vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh toàn diện.

6. Cho trẻ làm quen với đồ chơi giáo dục

Đồ chơi giáo dục có thể giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khác nhau, bao gồm khả năng tập trung, khả năng quan sát... Ngoài ra các đồ chơi giáo dục cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy và khả năng thực hành.

Đồ chơi giáo dục có thể giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khác nhau. Ảnh minh họa

Đồ chơi giáo dục có thể giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khác nhau. Ảnh minh họa

7. Cho trẻ vận động thường xuyên

Giáo sư Đại học Harvard John Reddy đã cùng nhóm nghiên cứu khoa học của mình thực hiện nhiều thí nghiệm chứng minh vận động thực sự tốt cho sự phát triển của não bộ.

So với những đứa trẻ ít vận động hoặc không vận động, những đứa trẻ vận động nhiều có diện tích vỏ não trước trán lớn hơn. Vỏ não trước trán chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ chú ý và mức độ ghi nhớ của trẻ em. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn có tác dụng thúc đẩy trí não của trẻ phát triển hoàn thiện, ngày càng khỏe mạnh và thông minh hơn.

Vậy vận động trong bao lâu là phù hợp nhất? Về thời gian cụ thể thì khoa học vẫn chưa đưa ra con số cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, một nghiên cứu từng phát hiện ra rằng thời gian tập thể dục tốt nhất thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ là vận động trong khoảng 5-10 phút.

Vận động thường xuyên còn có tác dụng thúc đẩy trí não của trẻ phát triển hoàn thiện, ngày càng khỏe mạnh và thông minh hơn. Ảnh minh họa

Vận động thường xuyên còn có tác dụng thúc đẩy trí não của trẻ phát triển hoàn thiện, ngày càng khỏe mạnh và thông minh hơn. Ảnh minh họa

8. Khuyến khích trẻ tò mò

Trẻ em có bản chất tò mò, khi được kích thích tò mò có thể giúp bé học hỏi nhiều hơn. Cha mẹ kích thích sự quan tâm của con bằng cách cung cấp cho bé nhiều cơ hội để khám phá những điều mới.

Người lớn nên tán dương khi bé chinh phục những thử thách khó. Phụ huynh nên cho trẻ chơi những đồ chơi thân thiện, kích thích trí tưởng tượng của chúng phát triển từ những hoạt động hàng ngày.

9. Tin tưởng vào sự thông minh của con bạn

Đây là một chiến thuật nghe thì có vẻ vô lý nhưng lại thật sự hiệu quả. Trong một nghiên cứu mang tính đột phá có tên "Tin rằng bạn thông minh sẽ khiến bạn thông minh hơn", các nhà tâm lý học đã dạy sinh viên rằng trí thông minh không phải là một phẩm chất cố định mà còn có thể thay đổi và tăng lên. Điều đó đã được chứng thực.

Họ phát hiện ra rằng những sinh viên nhận được thông báo này đều có kết quả học tập tốt hơn và nghiêm túc hơn trong việc học tập so với những sinh viên không nhận. Đối với các bậc cha mẹ, phát hiện này đồng thời cũng là một lộ trình hành động. Hãy nói với con bạn rằng chúng thông minh, mong chúng thông minh và đảm bảo rằng chúng biết rằng ngày mai có thể thông minh hơn hôm nay.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/9-phuong-phap-duoc-cac-chuyen-gia-danh-gia-la-hieu-qua-de-cai-thien-tri-thong-minh-cho-tre-172240624145953696.htm