Ai Cập phát triển nuôi tằm tạo thu nhập cho người dân

Tại thị trấn Naga Oun ở thành phố Beheira, Ai Cập, nhiều người dân đang nuôi tằm lấy tơ tại nhà để chế tác những tấm thảm thủ công có giá trị lớn. Dự án nuôi tằm của thị trấn đã tạo động lực kinh tế cho nhiều gia đình trong khu vực, đồng thời đem lại cơ hội việc làm cho nhiều phụ nữ tại đây.

Trong các xưởng sản xuất nhỏ tại Naga Oun, nhiều người dân đang tích cực chăm sóc những chú tằm, xử lý kén để chế tác ra những tấm thảm thêu thủ công với nhiều họa tiết sống động.

Theo giám đốc dự án, ông Ragab Rabea, ý tưởng này bắt đầu khoảng 5 năm trước. Kể từ đó, công việc nuôi tằm dệt thảm đã giúp đỡ nhiều gia đình trong thị trấn về mặt kinh tế và mang lại những cơ hội việc làm cho phụ nữ tại đây. Bằng cách kiểm soát toàn bộ chu trình sản xuất, dự án hiện đã trở thành ngành công nghiệp chính ở Naga Oun.

Công việc nuôi tằm dệt thảm đã giúp đỡ nhiều gia đình trong thị trấn về mặt kinh tế và mang lại những cơ hội việc làm cho phụ nữ.

Công việc nuôi tằm dệt thảm đã giúp đỡ nhiều gia đình trong thị trấn về mặt kinh tế và mang lại những cơ hội việc làm cho phụ nữ.

Ông Ragab Rabea - Giám đốc dự án cho biết: “Hiện tại, dự án này đã trở thành ngành công nghiệp chính ở Naga Oun. Chúng tôi đã hoàn thiện các bước của quy trình sản xuất bắt đầu từ việc chăm sóc tằm cho đến khi xử lý những chiếc kén, sản xuất thảm, sau đó bán, phân phối tại hội chợ cũng như xuất khẩu.”

Theo ông Rabae, tằm phải mất 35 ngày để tạo thành kén trước khi có thể bắt đầu khai thác. Mỗi kén thu hoạch được 900 - 1.000 mét sợi vải.

Những tấm thảm thành phẩm sau đó được trưng bày tại các hội chợ để bán, một số cũng được xuất khẩu.

Những tấm thảm thành phẩm sau đó được trưng bày tại các hội chợ để bán, một số cũng được xuất khẩu.

Sau đó, công nhân sẽ tiến hành dệt sợi trên khung dệt trong nhà máy làm thảm. Những tấm thảm thành phẩm sau đó được trưng bày tại các hội chợ để bán, một số cũng được xuất khẩu. Ông Rabea hy vọng rằng ý tưởng này có thể mở rộng sang các thị trấn khác và cho biết những công nhân được đào tạo từ nhà máy nhỏ của họ sẵn sàng hỗ trợ trong những dự án tương tự ở nơi khác.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/ai-cap-phat-trien-nuoi-tam-tao-thu-nhap-cho-nguoi-dan-253619.htm