Ai là người bắt sống tướng De Castries ở chiến dịch Điện Biên Phủ?
Ngày 7/5/1954, người chiến sỹ gốc Thái Bình xông vào hầm địch, bắt sống tướng de Castries (Đờ Cát-xtơ-ri), thành dấu mốc quan trọng trong chiến thắng Điện Biên Phủ.
1. Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là ai?
A
Lê Duẩn
B
Hồ Chí Minh
C
Phạm Văn Đồng
D
Võ Nguyên Giáp
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp bàn, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, giao Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tư lệnh chỉ huy chiến dịch. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Cả nước tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.
2. Phương châm tác chiến của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
A
Đánh nhanh, thắng nhanh
B
Đánh chắc, tiến chắc
Ngày 25/1/1954, các đơn vị bộ đội ta đã ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đưa ra quyết định: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Với địa hình hiểm trở, pháo của ta kéo vào tập trung tại trận địa, nay lại phải kéo pháo phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, để bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo. Với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã vượt qua thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
C
Đánh nhanh, tiến chắc
D
Đánh chắc, tiến nhanh
3. Chiến dịch Điện Biên Phủ chia thành mấy giai đoạn?
A
1
B
2
C
3
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh. Đại tá Pirốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian. Tướng Na - va hy vọng đến mùa mưa ta phải cởi vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 6/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm. Tên chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải xin đầu hàng. 17h30 ngày 7/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.
D
4
4. Người chiến sĩ nào anh dũng lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điên Biên Phủ?
A
Bế Văn Đàn
B
Tô Vĩnh Diện
C
Phan Đình Giót
Phan Đình Giót sinh năm 1922 huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Mùa đông năm 1953, anh cùng đơn vị nhận lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt cứ địa đồi Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều. Phan Đình Giót đã lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều.
Khi địch ném hỏa lực ồ ạt vào quân ta, Phan Đình Giót dùng hết sức nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30 ngày 13/3/1954 ở tuổi 34.
D
Trần Can
5. Ai là người bắt sống tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
A
Trần Can
B
Hoàng Trần Bích
C
Tạ Quốc Luật
Tạ Quốc Luật sinh năm 1925, quê Thái Bình. Ông tham gia phong trào thanh niên phản đế tại địa phương và gia nhập cứu quốc quân từ khi Cách mạng tháng Tám thành công.
Năm 1947, ông là trung đội trưởng của Tiểu đoàn 151, tham gia nhiều trận đánh ở các tỉnh Bắc Cạn, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tạ Quốc Luật chỉ huy đại đội lập nhiều chiến công xuất sắc, trong đó có chiến công bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri cùng Bộ Tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chiều 7/5/1954.
Trong hồi ký về những tháng ngày lịch sử, Tạ Quốc Luật viết: “Khi chúng tôi vượt qua cầu Mường Thanh thì gặp một tên lính ngụy. Tôi hỏi tên này: Hầm Đờ Cát-xtơ-ri ở đâu? Hắn chưa hết run và chỉ vào căn hầm có nhiều cột ăng-ten nhỏ ở trên nóc. Tôi liền chỉ huy tổ của mình áp sát khu vực hầm và phân công đồng chí Nhỏ dùng thủ pháo ném vào cửa hầm uy hiếp.
Số sĩ quan Bộ Tham mưu của tập đoàn cứ điểm tỏ ra rất mệt mỏi và lo âu. Riêng Đờ Cát-xtơ-ri vẫn đội mũ ca-lô và ngồi cúi mặt xuống bàn. Khi đến gần, tôi hô lớn tiếng Pháp: “Giơ tay lên!”. Sau đó, Đờ Cát-xtơ-ri cầm máy điện thoại ra lệnh cho toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ đầu hàng. Lúc đó là 17h30 ngày 7/5/1954”.
Trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng xác nhận, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật đã bắt được tướng Đờ Cát-xtơ-ri.
D
Lê Mã Lương
6. Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài bao nhiêu ngày đêm?
A
53
B
54
C
55
D
56
Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.
7. Sau khi bị bắt, người được giao nhiệm vụ hỏi cung tướng Đờ Cát-xtơ-ri là ai?
A
Trần Quân Lập
Trong cuốn sách Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ viết, Thượng tướng Hoàng Cầm - trong chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đoàn trưởng trung đoàn 209, đại đoàn 312, đã kể lại câu chuyện buổi chiều 7/5/1954 lịch sử.
Theo đó, ngay khi bị bắt sống, tướng De Castries được quân ta áp giải về chỉ huy sở của trung đoàn. Đồng chí Trần Quân Lập, Chính ủy trung đoàn hỏi nó bằng tiếng Pháp: - Đơn vị của anh ở Hồng Cúm hàng chưa? - Tôi bị đứt liên lạc với Hồng Cúm - Anh đã báo cáo với Hà Nội thế nào? - Tôi đã báo cáo cho tướng Cogni là Điện Biên thất thủ rồi, tuyệt vọng hoàn toàn. - Trước kia anh có viết truyền đơn thách chúng tôi phải không? - Mong ông hiểu cho, Hà Nội làm việc đó chứ không phải tôi.
B
Hoàng Cầm
C
Võ Nguyên Giáp
D
Hoàng Đăng Vinh
8. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định nào với ta?
A
Hiệp định Paris
B
Hiệp định Héc-Măng
C
Hiệp định Giơ-ne-vơ
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược, là trận đánh lừng lẫy năm châu “chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 8/5/1954) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.
Sau hội nghị Giơ-ne-vơ, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
D
Hiệp định đình chiến