Ấm áp nồi bánh chưng xanh mỗi dịp Tết Nguyên đán

Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, nhiều gia đình tại TP Hà Nội vẫn duy trì hoạt động gói bánh chưng và trông nồi bánh xuyên đêm. Hình ảnh những gia đình quây quần trông nồi bánh trên bếp lửa rực hồng tạo ra không khí ấm cúng, đoàn viên trong những ngày Tết Nguyên đán.

Dưới đây là một số hình ảnh về truyền thống đáng quý nói trên của nhiều gia đình tại Hà Nội do Báo Quân đội nhân dân ghi nhận:

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán, tại nhiều ngõ phố tại Hà Nội, những nồi bánh chưng trên những bếp lửa rực hồng xuyên đêm là hình ảnh truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán, tại nhiều ngõ phố tại Hà Nội, những nồi bánh chưng trên những bếp lửa rực hồng xuyên đêm là hình ảnh truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam.

Gia đình bác H tại phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, hằng năm gia đình đều có gắng duy trì hoạt động gói và luộc bánh chưng dịp Tết. Đây là truyền thống của gia đình cho tới ngày cuối cùng của năm cũ.

Gia đình bác H tại phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, hằng năm gia đình đều có gắng duy trì hoạt động gói và luộc bánh chưng dịp Tết. Đây là truyền thống của gia đình cho tới ngày cuối cùng của năm cũ.

Luộc bánh chưng yêu cầu phải đều lửa nên nồi bánh chưng luôn phải có người trông coi để tránh khê, hỏng nồi bánh.

Luộc bánh chưng yêu cầu phải đều lửa nên nồi bánh chưng luôn phải có người trông coi để tránh khê, hỏng nồi bánh.

Một gia đình trông nồi bánh chưng ở phố Vũ Tông Phan (Thanh Xuân).

Một gia đình trông nồi bánh chưng ở phố Vũ Tông Phan (Thanh Xuân).

Việc được cùng người lớn trông nồi bánh chưng là niềm vui của trẻ em, cũng như cách giáo dục truyền thống của gia đình.

Việc được cùng người lớn trông nồi bánh chưng là niềm vui của trẻ em, cũng như cách giáo dục truyền thống của gia đình.

Nhiều em tuy còn nhỏ tuổi đã rất thuần thục trong việc khơi lửa, căn nước của nồi bánh chưng.

Nhiều em tuy còn nhỏ tuổi đã rất thuần thục trong việc khơi lửa, căn nước của nồi bánh chưng.

Bánh chưng được luộc theo cách cổ truyền sau 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chưng chín đều.

Bánh chưng được luộc theo cách cổ truyền sau 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chưng chín đều.

Nồi bánh chưng nghi ngút khói trên vỉa hè, trong những con ngõ nhỏ ở Hà Nội, hình ảnh chỉ có thể thấy những ngày cuối cùng của năm.

Nồi bánh chưng nghi ngút khói trên vỉa hè, trong những con ngõ nhỏ ở Hà Nội, hình ảnh chỉ có thể thấy những ngày cuối cùng của năm.

 Nhiều thế hệ cùng trông nồi bánh chưng chính là sự gắn kết truyền thống gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Nhiều thế hệ cùng trông nồi bánh chưng chính là sự gắn kết truyền thống gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

TUẤN SƠN – AN KHÁNH (thực hiện)

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/am-ap-noi-banh-chung-xanh-moi-dip-tet-nguyen-dan-813517